29 C
Hanoi
27/04/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường Tin mới nhất Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: SJC biến động không đồng nhất, chênh lệch với giá vàng thế giới lại vượt 17 triệu đồng

Tóm tắt

Vàng miếng SJC tăng – giảm trái chiều với biên độ hẹp từ 20.000-50.000 đồng/lượng.

Chênh lệch giữa SJC và giá vàng thế giới lại tăng lên 17,2 triệu đồng/lượng.

Giới đầu tư đang theo dõi tín hiệu về các động thái chính sách diễn ra tại diễn đàn của ECB ở Bồ Đào Nha.

Nội Dung

Cập nhật lúc 11h30, giá vàng SJC tại Hà Nội được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 67,95 – 68,67 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng mua vào và bán ra so với giá chốt chiều qua.

BTMC, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 67,92 – 68,54 triệu đồng/lượng, giảm 40.000 đồng/lượng chiều mua, giảm 20.000 đồng/lượng chiều bán so với cuối ngày hôm qua.

Vàng SJC trên hệ thống Phú Quý, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 67,90 – 68,55 triệu đồng/lượng, giá mua và bán giảm 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên trước đó.

Vàng DOJI trên thị trường Hà Nội, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 67,85 – 68,55 triệu đồng/lượng, mua vào đi ngang, bán ra giảm 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên thứ Hai.

Biểu đồ giá vàng BTMC 1 tuần. Nguồn: Giavang.net tổng hợp

Thị trường thế giới

Cùng thời điểm trên, giá vàng thế giới giao dịch tại mốc 1.826,4 USD/ounce, tăng gần 3 USD/ounce so với giá chốt phiên Mỹ ngày thứ Hai. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (23.390 VND/USD) vàng thế giới giao dịch tại 51,50 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí), thấp hơn vàng miếng SJC 17,2 triệu đồng/lượng, tăng so với mức 16,9 triệu đồng/lượng phiên sáng qua.

Giá vàng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và nỗi lo suy thoái kinh tế cộng thêm lạm phát tăng cao trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc nhiều ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát vẫn đang là nhân tố gây áp lực giảm lên giá vàng. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cũng gây bất lợi cho giá kim loại quý này.

Vàng được xem là một kênh phòng ngừa lạm phát và rủi ro kinh tế, tuy nhiên, việc nâng lãi suất làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ kim loại không đem lại lợi suất.

Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD sáng nay dao động dưới mốc 104 điểm, từ mức hơn 104 điểm vào sáng hôm qua. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên ngưỡng 3,2%, từ mức hơn 3,1% vào cuối tuần trước.

Edward Moya, Chuyên gia phân tích cấp cao tại Oanda, nhận định: “Trong ngắn hạn, triển vọng của vàng chưa rõ ràng khi có “sự không chắc chắn lớn trong mùa hè này”, với khả năng một bên là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất quyết liệt hơn và một bên là rủi ro suy thoái”.

“Tuy nhiên, vàng vẫn có vẻ hấp dẫn trong dài hạn do rủi ro suy thoái vào cuối năm sau”, ông Moya nói thêm.

Biến động không rõ xu hướng của giá vàng còn phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước khi các lãnh đạo ngân hàng trung ương, gồm Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell, tham dự một diễn đàn thường niên do ECB đăng cai ở Sintra, Thổ Nhĩ Kỳ.

LIên quan đến kế hoạch của Anh, Mỹ, Nhật Bản và Canada cấm nhập khẩu vàng Nga để siết chặt trừng phạt lên Moskva, chuyên gia phân tích cho rằng việc này chỉ có thể tác động cơ bản hạn chế lên giá vàng.

Stephen Innes, Đối tác quản lý tại SPI Asset Management, cho biết: “Không nhiều vàng được xuất khẩu sang các quốc gia G7, chủ yếu do thiếu chuyến bay từ Nga kể từ khi cuộc xung đột nổ ra. Tác động đến giá vàng cho đến nay là không đáng kể”.

Nga, quốc gia sản xuất vàng lớn thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 10% sản lượng kim loại quý toàn cầu.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....