31 C
Hanoi
28/04/2024
Tin mới nhất Vàng Vàng thế giới Vàng trong nước

‘Rơi tự do’ sau khi ‘tăng dựng đứng’, SJC mất hơn 1 triệu đồng trong vài giờ

(GVNET) – Audio

Tóm tắt

  • Tăng chóng mặt lên mức kỷ lục trên 85 triệu đồng, thị trường vàng miếng lại đảo chiều giảm mạnh cả triệu đồng mỗi lượng.
  • Mất hơn 1 triệu đồng từ đỉnh, giá vàng lùi về gần mốc 84 triệu đồng/lượng.
  • Vàng thế giới giằng co quanh mốc 2350 USD, giá sau quy đổi thấp hơn SJC gần 11 triệu đồng.

Nội dung chi tết

Ngay phiên sáng đầu tuần 15/4, vàng miếng SJC đã bật tăng mạnh và đạt kỷ lục 83,3 triệu đồng chiều mua và 85,5 triệu đồng chiều bán, tăng 2,7 triệu đồng và 2,1 triệu đồng mua vào – bán ra so với giá chốt cuối tuần trước.

Mức giá trên duy trì đến khoảng 14h chiều thì bất ngờ quay đầu giảm. Thời điểm 16h30, giá mua đã lùi về 82 triệu đồng, giá bán về sát mốc 84 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong vài tiếng đồng hồ, vàng miếng đã “bốc hơi” hơn 1 triệu đồng mỗi lượng.

Cụ thể, SJC Hồ Chí Minh hiện niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 82,10 – 84,10 triệu đồng/lượng, giảm 1,2 triệu đồng chiều mua và 1,4 triệu đồng chiều bán so với đỉnh thiết lập trong phiên sáng.

DOJI Hà Nội giảm 1,2 triệu đồng/lượng chiều mua và 1,3 triệu đồng/lượng chiều bán so với mức đỉnh của doanh nghiệp này tại 83,00 – 85,40 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, xuống 81,80 – 84,10 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Bảo Tín Minh Châu giảm 800.000 đồng/lượng chiều mua và 1,25 triệu đồng/lượng chiều bán so với mức đỉnh của mình đạt trong phiên sáng, xuống 82,10 – 84,05 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Phú Quý với mức giảm 700.000 đồng/lượng chiều mua và 1,2 triệu đồng/lượng chiều bán xuống 82,10 – 84,10 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới

Cùng thời điểm trên, giá vàng thế giới giao dịch ở ngưỡng 2.350 USD1/ounce, giảm mạnh so với ngưỡng 2.370 USD đầu giờ sáng nhưng vẫn tăng so với mức 2.343 USD cuối tuần trước. Quy đổi theo tỷ giá trên thị trường tự do (25.550 VND trên/USD), vàng thế giới đứng tại 73,2 triệu đồng1/lượng (đã bao gồm thuế, phí), thấp hơn vàng miếng 10,9 triệu đồng, tăng 700.000 đồng so với cuối tuần trước.

Nhu cầu phòng ngừa rủi ro do căng thẳng địa chính trị đang là động lực quan trọng đẩy giá vàng tăng cao.

Cuối tuần vừa rồi, Iran đã tiến hành tấn công Israel để trả đũa vụ Israel hồi đầu tháng này không kích lãnh sự quán Iran ở Syria. Giới chức Israel phát tín hiệu nước này sẽ chưa đáp trả ngay cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (drone) của Iran, đồng thời nói rằng Israel sẽ không hành động đơn độc. Tín hiệu này khiến giới quan sát lo ngại về một cuộc chiến lan rộng ở Trung Đông với sự dính líu của nhiều quốc gia và tổ chức. Trong khi đó, thị trường tài chính giữ quan điểm “chờ xem”.

“Ở thời điểm hiện tại, mọi thứ có vẻ được kiềm chế. Nếu nhìn từ góc độ giản đơn, hành động vừa rồi của Israel không gây bất ngờ vì nằm trong những gì mà thị trường đã dự báo từ trước”, trường nghiên cứu Chris Weston của công ty Pepperstone nhận định với hãng tin Reuters.

Đà tăng giá của vàng đang ít nhiều bị cản lại bởi triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất cao hơn lâu hơn do lạm phát ở Mỹ còn nóng hơn so với dự báo, cũng như xu hướng tăng của tỷ giá đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ.

Cùng với vàng, đồng USD đang được giới đầu tư gom mua để phòng ngừa rủi ro địa chính trị. Tuần trước, chỉ số Dollar Index tăng 1,7%, mức tăng tuần mạnh nhất kể từ tháng 9/2022.

Vàng là tài sản không mang lãi suất và được định giá bằng USD, nên khả năng Fed trì hoãn việc giảm lãi suất và sức mạnh của đồng USD đang gây áp lực giảm giá lên vàng. Dù vậy, xung lực tăng của giá vàng vẫn đang được duy trì nhờ vai trò “hầm trú ẩn” của kim loại quý này được phát huy mạnh mẽ.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....