24 C
Hanoi
02/05/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: Mua bằng mọi giá, thế lực nào đã triệt tiêu mối tương quan nghịch Vàng – USD – Lợi suất?

(GVNET) Thật kỳ lạ, vàng và bạc tiếp tục tăng cao hơn, song hành cùng các yếu tố gây cản trở kim loại quý, cụ thể là lợi suất trái phiếu chính phủ và đồng đô la Mỹ. Chúng ta sẽ rất khó thấy được một không gian thị trường như hiện tại: USD tăng – Lợi suất đi lên – Vàng đạt đỉnh kỉ lục.

Tình thế này khiến chúng ta không khỏi đặt câu hỏi: Ai đang mua kim loại quý?

Tính tới cuối phiên 12/4, vàng giao ngay ở mức $2336 và bạc giao ngay ở mức $27,94. Như vậy, giá vàng đã tăng 14% từ đầu năm đến nay và bạc thậm chí còn tăng hơn nữa, 18%, bất chấp những yếu tố trở ngại.

Nguồn: Kitco

Các yếu tố ngăn cản kim loại quý tăng bao gồm đồng đô la Mỹ mạnh, lợi suất thực dương (lợi suất trái phiếu kho bạc trừ đi lạm phát trên 0), các nhà đầu tư bán vàng tại các ETF và lạm phát giảm từ mức cao nhất trong 40 năm (người mua vàng thường mua vàng thỏi như một biện pháp phòng ngừa lạm phát).

Vàng đạt kỉ lục $2430 trong phiên giao dịch thứ Sáu 12/4. rong khi đó, lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang tăng 15% từ đầu năm đến nay và chỉ số đô la Mỹ DXY tăng 3,7%.

Nguồn: MarketWatch

Vàng

Giá vàng bắt đầu tăng cao hơn vào tháng 10 năm ngoái khi thị trường bắt đầu định giá theo kịch bản Fed hạ lãi suất 3 lần, mỗi lần 25 điểm vào năm 2024. Điều này đã được xác nhận tại cuộc họp tháng 12 của Fed và thậm chí còn được thể hiện rõ ràng hơn tại cuộc họp ngày 19-20/3.

Nhu cầu đang được thúc đẩy bởi “mua theo đà” của các nhà đầu tư tổ chức, lực mua mạnh của ngân hàng trung ương, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển dự trữ vàng thỏi như một biện pháp bảo hiểm khỏi việc dự trữ ngoại hối của họ bị đóng băng như đã xảy ra với Nga sau khi nước này xâm chiếm Ukraine; và sự bất ổn địa chính trị, với các cuộc chiến tranh ở Ukraine và Gaza vẫn đang diễn ra, và việc Trung Quốc đưa ra quan điểm về Đài Loan gây ra căng thẳng. Hoạt động vận tải thương mại ở Biển Đỏ tiếp tục bị phiến quân Houthi tấn công.

Vàng giao ngay 3 năm. Nguồn: Goldprice.org

Ngân hàng trung ương

Dường như đã có sự đồng thuận rằng những người mua vàng chính là các ngân hàng trung ương, những ngân hàng này liên tục gom vàng mặc dù giá đang đạt mức cao kỷ lục. Các nhà đầu tư bán lẻ, đặc biệt là ở phương Tây, cho đến nay vẫn đứng ngoài xu hướng bứt phá của vàng. Chúng tôi biết điều này bởi vì đã có dòng vốn chảy ra ròng từ các quỹ ETF vàng, đây là cách chính mà các nhà bán lẻ tham gia vào thị trường vàng. Nếu có sự tham gia của nhà đầu tư bán lẻ, nhiều tiền sẽ chảy vào các quỹ ETF vàng hơn là dòng tiền ra.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của ngân hàng trung ương đã tăng tháng thứ 9 liên tiếp, thêm 19 tấn trong tháng 2/2024. Tuy nhiên, lượng mua ròng trong tháng 2 chậm hơn 58% so với tổng lượng mua 45 tấn của tháng 1.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là người mua lớn nhất, tăng dự trữ thêm 12 tấn lên 2.257 tấn. WGC lưu ý rằng dự trữ của PBC đã tăng trong 16 tháng liên tiếp. Dữ liệu hiện có cho thấy chỉ có hai nhà bán đáng chú ý trong tháng – ngân hàng trung ương Uzbekistan và Jordan.

Trong số những quốc gia mua ròng có Kazakhstan (+6 tấn), Ấn Độ (+6 tấn), Singapore (+2 tấn), Cộng hòa Séc (+2 tấn), Qatar, (gần 2 tấn) và Cộng hòa Kyrgyzstan (+1 tấn).

Có 2 điểm có thể dễ dàng nhận thấy

Thứ nhất, tất cả các ngân hàng trung ương mua vàng đều là thành viên của BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) hoặc ở Châu Á và Trung Đông. Bạn không thấy bất kỳ ngân hàng trung ương nào từ Bắc Mỹ hay Tây Âu mua vàng.

Xu hướng này không mới nhưng nó đã tăng tốc.

Vàng dịch chuyển từ Đông sang Tây

Nga, giống như Trung Quốc, đang tăng gấp đôi dự trữ vàng và ngoại tệ trên con đường phi đô la hóa, tiếp tục tách Nga khỏi đế chế petrodollar khi nước này phản ứng với các lệnh trừng phạt thời chiến từ Mỹ và EU.

Đầu tháng này, có thông tin cho rằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã thay thế đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga.

Chính phủ Mỹ và châu Âu đã tịch thu khoảng 500 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga sau khi nước này xâm lược Ukraine. Hầu hết các ngân hàng Nga cũng bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT. Trung Quốc có 3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối mà nước này muốn giữ an toàn, vì vậy Bắc Kinh đang đa dạng hóa nguồn cung từ đô la và vàng.

Theo dữ liệu của Mỹ, lượng đô la mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm dần 1/3 kể từ năm 2011 và hiện có tổng trị giá khoảng 800 tỷ USD. Các ngân hàng trung ương khác cũng đang làm điều tương tự.

Chris Mancini, phó giám đốc danh mục đầu tư tại Quỹ Gabelli Gold, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC:

Đó là một xu hướng lớn… đó là một động lực lớn cho giá vàng.

Ví dụ khác có thể là các cá nhân ở Trung Quốc đang nhìn thấy thị trường bất động sản đang suy thoái. Đó là nơi họ đã giữ tiền tiết kiệm của mình, giờ họ nói ổn, bất động sản đang giảm giá, điều chúng tôi muốn làm là đa dạng hóa thành thứ gì đó là tài sản cứng mà chúng tôi có thể tích trữ và nắm giữ trong thời gian rất dài.

Các Ngân hàng trung ương mua vàng mà không cần nhìn giá

Các ngân hàng trung ương dường như không quan tâm khi họ mua vàng. Không giống như đám đông bán lẻ, họ không chờ giá vàng giảm. SchiffGold gợi ý rằng họ đang phòng ngừa rủi ro đặt cược của mình trước khả năng đồng đô la sụp đổ: nếu bạn kỳ vọng đồng đô la sẽ thất bại, như các loại tiền tệ truyền thống thống trị trong lịch sử, thì “đỉnh” không thành vấn đề.

Còn tiếp

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....