27 C
Hanoi
19/04/2024
Image default
Hàng hoá Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

G7 dự định triển khai cơ chế áp giá trần với dầu mỏ Nga muộn nhất vào đầu tháng 12

Ngày 27/7, một quan chức cao cấp từ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cho biết nhóm này dự định sẽ triển khai cơ chế áp giá trần với dầu mỏ xuất khẩu của Nga muộn nhất là vào ngày 5/12 khi các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu thô Nga có hiệu lực.

“Mục tiêu ở đây là phù hợp với thời gian mà EU đã đưa ra. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng cơ chế giá trần có hiệu lực đồng thời”, một quan chức giấu tên cho hay.

Việc áp giá trần cùng với lệnh cấm vận dầu thô của EU có hiệu lực vào tháng 12, Nga sẽ gặp khó khăn khi bán dầu thô ở nơi khác vì các lệnh trừng phạt của EU dự kiến ​​cấm tất cả các dịch vụ tài chính liên quan đến thương mại dầu của nước này, bao gồm bảo hiểm, tái bảo hiểm cho hàng hóa và tàu thuyền.

Theo quan chức giấu tên trên, với mục đích khớp với khung thời gian mà EU đã đặt ra, G7 muốn đảm bảo cơ chế trần giá sẽ có hiệu lực cùng lúc với các biện pháp trừng phạt của EU. Hồi tháng trước, các nước G7 gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Pháp, Italy và Anh thông báo sẽ xem xét áp trần giá với dầu mỏ xuất khẩu của Nga để hạn chế doanh thu từ dầu mỏ của Moskva.

Hiện G7 đang nỗ lực thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ cùng tham gia cơ chế này trong bối cảnh hai thị trường lớn của thế giới đều đang mua dầu thô Nga với giá ưu đãi.

G7 dự kiến sẽ công bố mức giá trần mà nhóm này áp dụng với dầu mỏ xuất khẩu từ Nga để các nước khác có thể tham khảo trong đàm phán giá với Moskva. Quan chức giấu tên cũng cho biết, Trung Quốc và Ấn Độ bày tỏ quan tâm tới ý tưởng giúp giảm chi phí nhập khẩu dầu trong bối cảnh các chính phủ thường trợ cấp một phần giá xăng dầu bán lẻ và lạm phát đang tăng mạnh.

G7 muốn tập hợp một liên minh các nước nhập khẩu cùng áp dụng một mức giá trần với dầu thô xuất khẩu của Nga. Mức giá này phải vừa đảm bảo cao hơn chi phí sản xuất tại Nga để khuyến khích Moskva duy trì sản lượng nhưng vẫn phải thấp hơn mức giá thị trường đang quá cao hiện nay.

Tuần trước, Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp dầu cho các quốc gia tham gia cơ chế áp giá trần vì giá trần sẽ khiến dầu đắt hơn và gây tổn hại cho các nhà sản xuất Nga.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cảnh báo, thay vì tuân theo giá trần, Nga sẽ chuyển hướng nguồn cung sang các nước không áp giá trần.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....