20 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Tiêu điểm Tin mới nhất

Covid-19: Hơn 10.000 ca tử vong trên toàn cầu, làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng ở Nga

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 18/11, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 55.912.425 trường hợp, trong đó có 1.342.593 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 38.922.373 trường hợp.

Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới ghi nhận thêm 140.571 ca mắc và 1.391 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 11.679.021 và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 254.070 người.

Tình trạng virus lây lan tại nước này không có dấu hiệu suy giảm khi một triệu ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng chưa đầy một tuần, buộc nhiều bang phải áp dụng các biện pháp kiểm soát mới, trong khi giới chuyên gia cảnh báo các gia đình tránh tụ tập đông người trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn.

Ấn Độ đứng thứ 2 thế giới với 8.912.704 ca mắc và 131.031 ca tử vong, sau khi ghi nhận thêm 38.532 ca mắc mới và 472 ca tử vong trong 24h qua. ca nhiễm Covid-19 hàng ngày ở Ấn Độ ngày 17/10 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7. Tuy nhiên, trong khi số các ca nhiễm trên toàn quốc giảm, thủ đô New Delhi của Ấn Độ lại đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ ba với số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 632 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 166.699. Số người nhiễm nCoV tăng 35.018 ca trong 24 giờ qua, lên 5.911.758.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc điều trị thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.

Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên có số ca nhiễm Covid-19 vượt 2 triệu dù lệnh phong toả toàn quốc ngày 30/10 đã giúp giảm mạnh số ca nhiễm mới, theo Reuters. Pháp trở thành nước thứ 4 thế giới có số ca nhiễm virus corona cao và xếp thứ 7 thế giới về số ca tử vong do Covid-19.

Ngày 17/11, Nga thông báo ghi nhận thêm 442 trường hợp tử vong do bệnh COVID-19 – mức thống kê theo ngày cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số trường hợp không qua khỏi tại Nga lên 33.931 người. Trong 24 giờ qua, Nga đã có thêm 22.410 người mắc Covid-19, trong đó riêng tại thủ đô Moskva là 5.882 người. Tổng số ca nhiễm hiện nay tại Nga là 1.971.013 người.

Giới chức Nga cho biết các biến chủng nCoV đang xuất hiện ở vùng Siberia của nước này, đồng thời cảnh báo chúng có thể khiến dịch bệnh trở nên nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, Rinat Maksyutov, tổng giám đốc Viện virus học Vector của Nga, nhấn mạnh các biến chủng không thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine Covid-19.

Đức ghi nhận 16.206 ca nhiễm mới và 357 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 833.732 và 13.248. Mặc dù đồ thị số liệu Covid-19 đang bằng phẳng hơn, giới chức đánh giá các số liệu hàng ngày vẫn quá cao.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 17/10 cho hay, diễn biến dịch Covid-19 ở Đức vô cùng nghiêm trọng và việc giới hạn tiếp xúc giữa người với người là một trong những quyết định khó khăn nhất mà bà phải đưa ra trong thời gian nắm quyền.

Hàn Quốc cảnh báo làn sóng dịch mới, giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo về tình trạng gia tăng số ca mắc Covid-19 trong giới trẻ, đồng thời lo ngại điều này có thể dẫn đến làn sóng dịch bệnh mới trong những tuần tới. Số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 hằng ngày ở Hàn Quốc dao động trên 200 ca trong ngày thứ tư liên tiếp và có chiều hướng lan rộng ra cả nước, buộc cơ quan chức năng phải nâng mức giãn cách xã hội từ mức 1 lên mức 1,5 ở khu vực Seoul và vùng lân cận.

Tia hy vọng vaccine COVID-19 kéo thế giới ra khỏi vũng lầy đại dịch

Liên quan công tác bào chế vaccine, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh những kết quả đột phá “đáng khích lệ”, đồng thời bày tỏ lạc quan thận trọng về khả năng có vaccine trong những tháng tới. Tuy nhiên, ông lưu ý các nước không nên tự thỏa mãn vì số ca mắc và tử vong do COVID-19 vẫn đang tăng mạnh tại nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu và châu Mỹ.

Theo WHO, tính đến đầu tháng 10 vừa qua, các chuyên gia trên thế giới đã nghiên cứu phát triển 193 vaccine ngừa COVID-19, trong đó 42 vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng. Pfizer và BioNTech là những hãng dược đầu tiên công bố số liệu thử nghiệm vaccine COVID-19 trên diện rộng thành công. Theo kế hoạch cung ứng, hai công ty trên hy vọng sẽ cung cấp tối đa 50 triệu liều vaccine trên toàn thế giới trong năm 2020 và tối đa 1,3 tỷ liều trong năm 2021.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....