27 C
Hanoi
20/04/2024
Image default
Chứng khoán Kinh tế Tin mới nhất

Phiên 16/6: Dầu thô vượt ngưỡng 75USD, phố Wall đỏ sàn sau khi Fed

Fed quyết định giữ nguyên lãi suất sau hai ngày họp chính sách 15 – 16/6.

Tuy nhiên, dự báo mới cho thấy 11 trong số 18 quan chức Fed cảm thấy cần tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm ít nhất hai lần trong năm 2023. Hồi tháng 3, Fed nhận định không tăng lãi suất ít nhất cho đến năm 2024. Ngân hàng trung ương Mỹ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay là 7%.

“Cảm nhận đầu tiên về quan điểm cần tăng lãi suất hai lần vào năm 2023 là Fed thắt chặt hơn kỳ vọng và thị trường phản ứng”, Daniel Ahn, kinh tế gia trưởng về Mỹ tại BNP Paribas, nói.

Nhà đầu tư bán tháo, cổ phiếu Mỹ đỏ rực

Đóng cửa phiên giao dịch thứ Tư, chỉ số Dow Jones giảm 265,66 điểm, tương đương 0,77%, xuống 34.033,67 điểm.

S&P 500 giảm 22,89 điểm, tương đương 0,54%, xuống 4.223,7 điểm.

Nasdaq giảm 33,17 điểm, tương đương 0,24%, xuống 14.039,68 điểm.

Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, chỉ có hàng tiêu dùng và bán lẻ chốt phiên trong sắc xanh.

Các cổ phiếu được hưởng lợi từ việc nền kinh tế mở cửa đã phần nào hỗ trợ thị trường. Royal Caribbean tăng gần 2% và Norwegian Cruise Line tăng gần 3% sau khi Wolfe Research nâng hạng cổ phiếu. United Airlines và American Airlines cũng giao dịch tích cực.

Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 16/6 là 10,9 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 10,38 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.

Thị trường năng lượng tiếp tục bứt phá

Giá dầu tăng phiên thứ 5 liên tiếp lên gần 75 USD/thùng, do các nhà máy lọc dầu Mỹ sử dụng thêm kho dự trữ dầu thô để thúc đẩy hoạt động và đáp ứng nhu cầu hồi phục.

Chốt phiên giao dịch ngày 16/6, dầu thô Brent tăng 40 US cent tương đương 0,5% lên 74,39 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 4/2019 và tăng 5 phiên liên tiếp.

Dầu thô Tây Texas WTI tăng 3 US cent lên 72,15 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 72,99 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu Brent tăng 44% được hỗ trợ bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, được gọi là OPEC+ cắt giảm nguồn cung và nhu cầu hồi phục.

Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết, dự trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 11/6/2021 giảm 7,4 triệu thùng, do công suất lọc dầu tăng lên 92,6% – cao nhất kể từ tháng 1/2020, trước ảnh hưởng của đại dịch. Tồn trữ dầu thô giảm mạnh hơn so với dự kiến, do nhu cầu dầu toàn cầu được cải thiện.

Giavang.net tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....