24 C
Hanoi
29/03/2024
Image default
Chứng khoán Kinh tế Tin mới nhất

Phiên 11/10: Phố Wall chịu áp lực bán tháo, cổ phiếu công nghệ bị chốt lời dù giá dầu vẫn tăng

Ngân hàng Goldman Sachs hôm 11/10 đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2021 từ 5,7% còn 5,6% và năm 2022 từ 4,4% xuống 4%. Nguyên nhân mà Goldman Sachs đưa ra là các gói hỗ trợ tài khóa của Quốc hội đã hết hiệu lực và quá trình hồi phục chậm hơn dự kiến của tiêu dùng cá nhân, đặc biệt là ở lĩnh vực dịch vụ.

Nhà kinh tế Joseph Briggs của Goldman Sachs nhận định:

Phải mất ít nhất 6 tháng, nhiều người mới tham gia lại các hoạt động như đến rạp chiếu phim giống trước đây, cho thấy quá trình ‘bình thường mới’ sẽ tốn thời gian.

Phố Wall giảm trên diện rộng, khối lượng giao dịch ở mức thấp

Đóng cửa phiên giao dịch thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 250,19 điểm, tương đương 0,72%, xuống 34.496,06 điểm.

Chỉ số S&P 500 giảm 30,15 điểm, tương đương 0,69%, xuống 4.361,19 điểm.

Chỉ số Nasdaq giảm 93,34 điểm, tương đương 0,64%, xuống 14.486,2 điểm.

Cổ phiếu năng lượng giao dịch trong sắc xanh phần lớn thời gian của phiên nhưng rồi cũng đi xuống theo đà giảm của thị trường. Chevron mất 0,9%, Exxon Mobil giảm 1%.

Trong 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 có tới 9 nhóm đi xuống trong ngày 11/10, giảm mạnh nhất là cổ phiếu dịch vụ viễn thông và tiện ích. Vật liệu và bất động sản là hai nhóm duy nhất đóng cửa trên tham chiếu.

Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 11/10 là 8,15 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 10,9 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên giao dịch trước đó.

Dầu thô tăng giá ấn tượng, lên cao nhất nhiều năm

Chốt phiên 11/10, dầu thô Brent tăng 1,26 USD hay 1,5% lên 83,65 USD/thùng. Trong phiên giá đã đạt 84,6 USD, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.

Dầu WTI tăng 1,17 USD hay 1,5% lên 80,52 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất kể từ cuối năm 2014 tại 82,18 USD.

Tốc độ phục hồi kinh tế từ đại dịch đã làm tăng nhu cầu năng lượng tại một thời điểm khi sản lượng dầu ở mức thấp bởi các quốc gia sản xuất cắt giảm sản lượng trong đại dịch.

Một quan chức chính quyền Mỹ cho biết Nhà Trắng ủng hộ lời kêu gọi các nước sản xuất dầu “làm nhiều hơn nữa” và họ đang theo dõi chặt chẽ giá xăng, dầu.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (gọi là OPEC+) đã trì hoãn tăng nguồn cung ngay cả giá tăng. Hồi tháng 7, tổ chức này đã nhất trí tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng để khôi phục 5,8 triệu thùng/ngày sản lượng bị hạn chế còn lại từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng năm 2020.

Giá dầu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây, bởi tình trạng thiếu năng lượng ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Giá khí tự nhiên đang tăng đã khuyến khích các nhà máy điện chuyển sang sử dụng dầu. Giới phân tích ước tính việc chuyển từ khí tự nhiên sang dầu có thể khiến nhu cầu dầu thô tăng 250.000 tới 750.000 thùng/ngày.

Giavang.net tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....