Người sở hữu tài phú càng nhiều thì càng biết cách kiếm tiền, cũng càng biết cách tiêu tiền.
Một doanh nhân thành đạt từng nói: “Những người còn nghèo không phải vì họ không biết cách đầu tư, mà vì họ không biết cách tiêu tiền.”
Tiêu tiền là một nghệ thuật và kiến thức cần học đầu tiên để có thể quản lý tài chính tốt. Bởi vì, nhìn từ một góc độ khác, đầu tư chính là tiêu tiền, nhưng cách tiêu tiền này có kế hoạch và thông minh.
Thế nên, các chuyên gia tài chính cho rằng, sai lầm dễ mắc phải nhất trong quản lý tài chính không phải là đầu tư, mà là tiêu tiền.
Trên thực tế, có hai con đường dẫn đến sự giàu có, một là tăng thu nhập từ việc đầu tư. Hai là thu hẹp ham muốn, giảm chi phí tiêu dùng khi còn nghèo. Nhiều người có xu hướng tập trung quá nhiều vào việc kiếm tiền, mà quên mất bản thân không nên tiêu xài hoang phí khi thu nhập không đủ đáp ứng…
Qua điều tra, người ta phát hiện ra một sự thật khá thú vị: Trong những người giàu, có một số người giàu khi còn trẻ thu nhập không cao, nhưng lại giàu nhờ chi tiêu hợp lý và sau này tích góp, có kế hoạch đầu tư thỏa đáng.
Ngược lại, có một số người thời trẻ rất ưu tú, thu nhập mỗi tháng rất cao, nhưng đến trung niên vẫn chẳng giàu nổi. Nguyên nhân là vì họ không thể thu hẹp ham muốn cá nhân, không thể chi tiêu cho tốt. Bởi vì nghĩ bản thân làm ra tiền, nên chi phí sinh hoạt của họ đều tăng lên từng tháng, nhu cầu dùng hàng tốt hàng hiệu của họ tăng theo mốt xã hội.
Điều này đồng nghĩa với việc chi phí tiêu xài tăng lên cùng với sự gia tăng của thu nhập. Khi họ kiếm được nhiều tiền hơn, họ lại thích tiêu nhiều hơn.
Một người không thể tích lũy tài sản, không có kế hoạch cụ thể cho tương lai, chỉ có thể sống “sang chảnh” cho hiện tại, vậy thì không thể trở thành một người giàu có được.
Nói cách khác, những người này nghèo không phải vì không có khả năng đầu tư, mà vì họ đã tiêu hết số tiền có thể dùng làm vốn đầu tư. Mà muốn làm giàu đòi hỏi bạn phải tích lũy tiền trước, mới có số vốn đầu tiên để đi đầu tư. Từ đầu tư thành công, mới có thể dùng tiền tạo ra tiền, nhờ đó mới mong tạo ra thêm nhiều của cải hơn…
Qua nghiên cứu về những người giàu có, hầu hết họ đều có thói quen sống “vừa phải”, nghĩa là luôn chi tiêu hợp lý theo thu nhập, không bao giờ xài tiền “quá tay”.
Đầu tư sẽ giúp ta giàu có, nhưng “kiếm nhiều tiền” mới giàu là quan niệm sai lầm về quản lý tài chính.
Một người được thừa hưởng số tài sản kếch xù nhưng nếu chỉ biết ăn xài hoang phí thì có ngày “núi vàng” cũng đổ. Một thanh niên lương cao chưa chắc đã có nhiều tiền tiết kiệm bằng một bà nội trợ bình thường.
Vì vậy, kiếm nhiều tiền chưa chắc đã tự do tài chính. Dù bạn có kiếm được lương cao, cũng nên học cách cắt giảm chi tiêu cho vừa túi tiền. Tiết kiệm góp một phần trong thành công còn xa hoa luôn dẫn đến thất bại.
Thế nên, bạn phải luôn ghi nhớ rằng: Giàu không phải do hằng tháng kiếm được bao nhiêu, mà là bạn “còn lại” bao nhiêu mỗi tháng.
Tiểu thuyết gia người Anh Charles Dickens đã viết trong cuốn tiểu thuyết “David Copperfield” rằng:
“Người kiếm được 20 bảng Anh nhưng tiêu 19,96 bảng Anh thì dễ tích lũy hạnh phúc. Ngược lại, người kiếm được 20 bảng Anh nhưng tiêu hết 20,06 bảng Anh thì phần đời còn lại là bi kịch.”
Tiêu tiền chính là cách phản ánh sự không ngoan trong tiêu dùng của mỗi người.
Tại Đại học Harvard, trường đại học nổi tiếng đầu tiên ở Hoa Kỳ, chỉ có hai khái niệm được giảng dạy trong lớp kinh tế học đầu tiên. Một trong số khái niệm đó là phân biệt hành vi “đầu tư” và “tiêu dùng”.
Ví dụ: Tại Trung Quốc, có hai người bạn đều là cổ đông của công ty, họ cùng nhau thành lập một nhà máy cách đây 8 năm. Sau khi nhà máy ngừng kinh doanh, cả hai người đều nhận được số tiền là 300.000 nhân dân tệ. Ba năm sau, họ đều tiêu hết số tiền này, nhưng nơi tiêu tiền thì khác nhau.
Người A mua một căn nhà, giá thị trường bây giờ đã là 700.000 nhân dân tệ. Người B mua một chiếc ô tô để xài, bây giờ muốn bán có lẽ chỉ được 60.000 nhân dân tệ, vì xe đã cũ và lỗi thời.
Hơn nữa, A còn cho thuê nhà và nhận được 30.000 nhân dân tệ tiền thuê nhà mỗi tháng, sau 5 năm anh ta đã tích góp được thêm 150.000 nhân dân tệ. Còn B dù rất chăm chỉ kiếm tiền nhưng lại chỉ đủ trang trải cuộc sống hằng ngày…
Tại sao cùng có chung một số tiền nhưng lại tạo ra sự khác biệt lớn như vậy? Vì A có cách tiêu tiền khôn ngoan hơn B.
Việc A bỏ tiền ra mua nhà thực chất chính là hành vi “đầu tư”. Tiền không phải do A tiêu xài cho chính mình, chỉ là anh ta đang bỏ vốn để sau này kiếm lời.
Ngược lại, hành vi mua xe của B chính là đang “tiêu dùng”, số tiền này tiêu cho chính B. Sau 5 năm, xe mất giá nhưng B vẫn không tìm ra nhiều thu nhập mới, nên chẳng dư dả gì.
Do đó, người giàu luôn rất chú trọng đến việc sử dụng tiền, họ biết muốn càng giàu thì càng phải tiêu tiền đúng nơi đúng chỗ.
Theo Cafef