33 C
Hanoi
26/04/2024
Image default
Đầu tư Đầu tư hàng hoá Tin mới nhất

Khí đốt tự nhiên tiếp tục mất giá, giao dịch xuống dưới 4 USD/mmBTU

Giá gas hôm nay (4/1) giảm 0,25% xuống 3,99 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 2/2023 vào lúc 10h(giờ Việt Nam).

Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ và châu Âu đang giảm do thời tiết ấm hơn làm giảm nhu cầu đối với nhiên liệu sưởi ấm giảm trong khi lượng lưu trữ vẫn ở mức cao, Oilprice.com đưa tin.

Hiện tại, rủi ro về một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang giảm dần theo hướng tích cực cho đến khi đợt lạnh tiếp theo xảy ra. 

Sau khi phần lớn khu vực 48 Tiểu bang vùng Hạ rơi vào tình trạng đóng băng sâu vào cuối năm 2022 đã kết thúc vào tuần trước. Giờ đây, phần lớn nước Mỹ sẽ có nhiệt độ ấm hơn bình thường cho đến giữa tháng 1. 

Triển vọng nhiệt độ từ 6 đến 10 ngày mới nhất của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia cho thấy gần như tất cả 48 Tiểu bang vùng Hạ sẽ trải qua thời tiết ở mức ôn hòa.

Triển vọng nhu cầu sưởi ấm yếu hơn đã khiến giá khí đốt của Mỹ giảm gần 9% xuống còn 4,062 USD/mmBTU trên Sàn giao dịch hàng hóa New York vào đầu phiên giao dịch ngày thứ Ba. Giá này đã trở lại mức chưa từng thấy kể từ đầu tháng 2/2022.

Theo ông Abhishek Rohatgi, Trưởng nhóm APAC Gas & LNG toàn cầu của BloombergNEF, nguy cơ thắt chặt thị trường nghiêm trọng mà mọi người lo lắng trước khi mùa Đông bắt đầu hiện có vẻ thấp.

Bên cạnh đó, thời tiết ấm hơn ở châu Âu đã làm giảm bớt lo ngại về mất điện và phân phối khi các kho dự trữ tăng.

Trên thực tế, châu Âu đã có thể bổ sung thêm khí đốt vào kho lưu trữ trong vài ngày qua trong bối cảnh nhu cầu sưởi ấm bị hạn chế và mức tiêu thụ thường thấp hơn trong mùa lễ, theo Bloomberg.

Sau một năm đầy biến động, với chi phí năng lượng đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine, thị trường năng lượng bắt đầu năm 2023 có vẻ đã bớt căng thẳng hơn. Giá khí đốt đã giảm khoảng 47% trong tháng 12 khi châu Âu tìm cách thay thế phần lớn lượng khí đốt bị hạn chế của Nga bằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Tính đến ngày 2/1, mức dự trữ của châu Âu đạt 83% công suất, làm giảm nhu cầu mua thêm khí đốt vào thời điểm hiện tại.

Các nước thành viên EU cũng đã áp dụng cơ chế hạn chế giá khí đốt, song nhiều nhà phân tích cho rằng, cơ chế này chỉ có tác động hạn chế trong việc giảm số tiền mà doanh nghiệp và hộ gia đình phải trả.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....