24 C
Hanoi
29/03/2024
Image default
Tiêu điểm Tin mới nhất

Covid-19: EU cảnh báo về vắc-xin; Dịch bùng phát mạnh, số người chết tăng vọt trên thế giới

EU lo ngại thiếu vắc-xin, trong bối cảnh nguồn cung có thể hạn chế nên chỉ một phần nhỏ dân số của Liên minh châu Âu có thể được tiêm chủng Covid-19 cho đến năm 2022 nếu vắc xin hiệu quả có sẵn.

Ngày 27/10, Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong một cuộc họp nội bộ rằng, chỉ một phần trong số các công dân của khối có thể được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 vào trước năm 2022 trong trường hợp có vaccine.

Cảnh báo trên được đưa ra bất chấp thực tế là khối 27 nước EU, với dân số khoảng 450 triệu người, đã bảo đảm hơn 1 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng từ 3 nhà sản xuất. Bên cạnh đó, họ cũng đang đàm phán để đặt mua hàng tỷ liều từ các công ty khác.

Trong bối cảnh nguồn cung có thể hạn chế, Ủy ban trên trong nhiều tháng qua đã thúc giục các chính phủ EU xây dựng kế hoạch tiêm chủng ưu tiên các nhóm dễ bị tổn thương và thiết yếu, chẳng hạn như nhân viên y tế, người già hoặc những người mắc bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, ngoài sự đồng thuận về việc tiêm chủng cho các bác sĩ và y tá, “không có đường lối chung cho các nhóm khác”, quan chức Ủy ban cho biết tại cuộc họp nội bộ vừa diễn ra.

Tại Nga, quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) ngày 27/10 cho biết LB Nga đã nộp đơn lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xin cấp phép trước đối với vaccine Sputnik V của nước này. Hồi tháng 8 vừa qua, Sputnik V của Nga đã trở thành vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới được đăng ký lưu hành sau các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng.

RDIF – đơn vị tài trợ phát triển vaccine Sputnik V, nêu rõ Nga là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới nộp đơn lên WHO để xin cấp phép đối với vaccine phòng bệnh COVID-19. Nếu được WHO cấp phép trước, vaccine Sputnik V của Nga sẽ được đưa vào danh sách dược phẩm được các cơ quan quản lý thu mua trên thế giới và các chính phủ sử dụng để hướng dẫn mua với số lượng lớn.

Thế giới vừa trải qua ngày chết chóc

Ngày 28/10, thế giới đã vượt mốc 44 triệu người mắc Covid-19. Sau nhiều tháng, số ca tử vong do dịch bệnh này trong ngày trên thế giới một lần nữa vượt mốc 7.000 ca.

Ngày 27/10, toàn bộ các họp trực tiếp tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York đã bị hủy sau khi một quốc gia thành viên thông báo có 5 nhân viên mắc COVID-19.

Đây là lần đầu tiên kể từ mùa hè vừa qua, Liên Hợp Quốc phải hủy họp trực tiếp vì đại dịch. Trong thư gửi tới 193 nước thành viên, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc Volkan Bozkir cho biết cơ quan y tế của tổ chức này khuyến nghị hủy bỏ các cuộc họp trực tiếp, để phòng ngừa dịch bệnh lây lan và tiến hành truy vết tiếp xúc của những người nhiễm bệnh.

Tình hình dịch bệnh vẫn đang nóng lên ở châu Âu. Trong ngày 27/10, toàn châu lục ghi nhận 223.192 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.757 bệnh nhân tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh lên 8.857.326 với 254.984 người thiệt mạng.

Dịch bệnh tái bùng phát tại Trung quốc

Trong ngày 27/10, Trung Quốc ghi nhận 42 ca mắc Covid-19 mới, con số cao nhất trong hơn hai tháng qua ở nước này.

Đây là số ca bệnh mới trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 8. Ngày 10/8, Trung Quốc ghi nhận 44 trường hợp mắc Covid-19. Tuy nhiên, con số này vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với đợt dịch bùng phát hồi thàng 2, theo Reuters.

Tính đến sáng 28/10, tổng số ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc là 85.868 người. Số ca tử vong vì đại dịch ở nước này vẫn ở mức 4.634 người.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....