Chỉ số giá sản xuất tháng 8 được công bố hôm thứ Sáu cho thấy chi phí bán buôn cho các doanh nghiệp tăng 8,3% trên cơ sở năm, mức tăng lớn nhất kể từ ít nhất là năm 2010. PPI tăng 0,7% trong tháng, cao hơn 0,6% ước tính của Dow Jones.
Phố Wall tiếp tục gặp áp lực điều chỉnh,
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 271,66 điểm, tương đương 0,78%, xuống 34.607,72 điểm.
Chỉ số S&P 500 giảm 34,7 điểm, tương đương 0,77%, xuống 4.458,58 điểm.
Chỉ số Nasdaq giảm 132,76 điểm, tương đương 0,87%, xuống 15.115,49 điểm.
Toàn bộ 11 lĩnh vực chính trong S&P 500 chốt phiên trong sắc đỏ, bất động sản và tiện ích giảm nhiều nhất, hơn 1%. Đây là phiên giảm thứ 5 liên tiếp của S&P 500, chuỗi giảm dài nhất kể từ tháng 2.
Apple là hãng giảm mạnh nhất, tạo áp lực cho chỉ số Dow, khi mất 3,3%.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 10/9 là 10 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với trung bình 9,2 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.
Chốt tuần, S&P 500 giảm 1,7%, Dow Jones giảm 2,15%, Nasdaq giảm 1,61%.
Dầu thô tăng mạnh nhở lại
Kết thúc phiên này, giá dầu Brent tăng lên mức 1,47 USD, tương đương 2,3%, lên 72,92 USD. Mức cao nhất trong phiên là 73,15 USD/thùng.
Dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 1,58 USD, tương đương 2,3%, lên 69,72 USD.
Khoảng 3/4 sản lượng ở vịnh Mexico, tương đương 1,4 triệu thùng/ngày vẫn chưa phục hồi từ cuối tháng 8. Sản lượng này tương đương với sản lượng của Nigeria, quốc gia thành viên OPEC.
“Thị trường chú ý đến nguồn cung đang thắt chặt trên toàn cầu và tình trạng này giúp thúc đẩy giá dầu”, Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group, Chicago, bang Illinois, nói. Trung Quốc bắt đầu bán dầu từ kho dự trữ chiến lược nhưng ảnh hưởng từ động thái này bị lấn át bởi mức giảm ở vịnh Mexico.
Thị trường được hỗ trợ phần nào sau thông tin về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dấy lên hy vọng quan hệ hai bên cải thiện.
Giavang.net tổng hợp