Giá vàng tăng trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8 khi chỉ số sản xuất từ Viện Quản lý nguồn cung thấp hơn kỳ vọng trong tháng 7.
Chỉ số PMI sản xuất ISM ở mức 59,5% vào tháng trước, thấp hơn dự báo đồng thuận là 60,9%. Con số ngày xác nhận sự sụt giảm 1,1 điểm phần trăm so với mức 60,6% của tháng 6. Báo cáo cho biết:
Chỉ báo này cho thấy sự mở rộng trong nền kinh tế nói chung trong tháng thứ 14 liên tiếp sau khi giảm vào tháng 4 năm 2020.
Các chỉ số trên 50% của PMI được coi là một dấu hiệu của tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Chỉ báo càng xa trên hoặc dưới 50% thì tốc độ thay đổi càng lớn hoặc càng nhỏ.
Sau khi số liệu được công bố, giá vàng đã tăng lên, với giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex giao dịch cuối cùng ở mức 1815,60$, giảm 0,09% trong ngày sau khi chạm mức thấp 1808,20 USD trước đó trong phiên.
Chỉ số việc làm đã tăng lên 52,9% trong tháng 7, so với mức 49,9% của tháng 6.
Chỉ số đặt hàng mới giảm từ 66% xuống 64,9%, trong khi chỉ số sản xuất giảm từ 60,8% xuống 58,4%.
Báo cáo lưu ý rằng các công ty tiếp tục khá chật vật trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, với lý do thiếu sản phẩm, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và khó lấp đầy các vị trí việc làm còn trống. Báo cáo viết:
Các tham luận viên của Ủy ban Khảo sát Kinh doanh chỉ ra rằng các công ty và nhà cung cấp của họ tiếp tục khó khăn trong việc đáp ứng mức nhu cầu ngày càng tăng. Khi bước sang quý III, tất cả các phân khúc của nền kinh tế sản xuất đều bị ảnh hưởng, dẫn đầu là giá nguyên liệu thô gần kỷ lục, tiếp tục thiếu nguyên liệu cơ bản quan trọng, giá hàng hóa tăng cao và khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm. Tình trạng công nhân vắng mặt, ngừng hoạt động trong thời gian ngắn do thiếu bộ phận và khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí việc làm tiếp tục là những vấn đề hạn chế tiềm năng tăng trưởng sản xuất.
Nhìn chung, tăng trưởng của tháng 7 được mô tả là ‘vừa phải đến mạnh’, với tất cả 6 ngành sản xuất lớn nhất, bao gồm máy tính và điện tử; chế tạo các sản phẩm kim loại; sản phẩm hóa chất; thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm thuốc lá; sản phẩm thiết bị giao thông vận tải; và các sản phẩm dầu mỏ và than đá đều tăng.
Các nhà kinh tế chỉ ra rằng có những dấu hiệu hạn chế nguồn cung bắt đầu giảm bớt nhưng lưu ý rằng sẽ mất một thời gian trước khi nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu gia tăng. Nhà kinh tế cấp cao Mỹ Michael Pearce của Capital Economics cho biết:
Sự sụt giảm nhỏ hơn nữa trong chỉ số sản xuất ISM trong tháng 7 dường như phản ánh lực cản tiếp tục từ hạn chế nguồn cung hơn là bất kỳ sự suy giảm nào về nhu cầu. Các chi tiết cho thấy thời gian giao hàng của nhà cung cấp và áp lực tăng giá kèm theo không còn trở nên tồi tệ hơn nữa, nhưng chúng tôi nghi ngờ rằng sẽ còn lâu nữa những hạn chế về nguồn cung đó mới giảm bớt một cách có ý nghĩa,
Giavang.net