23 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

IMF tin rằng kinh tế châu Âu sẽ trở lại ngưỡng trước đại dịch Covid-19 vào năm sau

Dù vậy, IMF cũng khẳng định rằng dự báo này còn tùy thuộc vào chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 của khu vực, theo tin từ CNBC.

Ảnh: Reuters

Kinh tế châu Âu nhiều khả năng sẽ trở lại ngưỡng trước khủng hoảng vào năm 2022, theo nhận định mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) công bố vào ngày thứ Tư

Dù vậy, IMF cũng khẳng định rằng dự báo này còn tùy thuộc vào chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 của khu vực, theo tin từ CNBC.

Cho đến nay, chính phủ các nước châu Âu đã bị buộc phải đưa ra một số biện pháp giới hạn mới hoặc siết chặt các biện pháp y tế công cộng trong những tuần gần đây khi mà số lượng các ca nhiễm Covid-19 tại khu vực này tăng cao.

Thực tế này đã khiến cho dự báo tăng trưởng của IMF với khu vực bị điều chỉnh giảm 0,2%. Hiện tại, IMF dự báo GDP khu vực này tăng trưởng 4,5% trong năm 2021.

“Với giả thuyết rằng vắc xin Covid-19 sẽ được cung cấp rộng rãi trong mùa hè năm 2021 và năm 2022, tăng trưởng GDP năm 2022 ước tính sẽ ở mức 3,9%, và vì vậy kinh tế châu Âu sẽ trở lại ngưỡng trước đại dịch Covid-19”, IMF nhấn mạnh trong dự báo mới đây.

Tuy nhiên, những bất ổn xung quanh đại dịch Covid-19 sẽ vẫn “phủ bóng đen” lên triển vọng tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nếu xét đến việc sẽ có những biến chủng mới cũng như tốc độ triển khai tiêm vắc xin Covid-19.

Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại châu Âu, ông Alfred Kammer, nhận xét: “Hiện còn chưa biết làn sóng dịch thứ 3 liệu có được đẩy lùi hay không và chúng ta không biết đến điều đó trong dự báo, chắc chắn sẽ có rủi ro suy giảm. Rủi ro suy giảm hiện hữu nếu việc tiêm vắc xin được tiến hành chậm chạp hơn so với kỳ vọng của tất cả chúng ta”.

Trên thực tế, gần đây, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đón nhận thêm nhiều tin tốt trong tuần này sau khi Johnson & Johnson công bố sẽ trì hoãn việc tiêm vắc xin Covid-19 khi mà giới chức Mỹ không khỏi băn khoăn về một số trường hợp bị đông máu bất thường.

Đây không phải lần đầu tiên quá trình tiêm vắc xin Covid-19 tại châu Âu bị trì hoãn, EU đương đầu với nhiều chỉ trích liên quan đến tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 ở hiện tại. Không chỉ gặp phải vấn đề với vắc xin Covid-19 của AstraZeneca, các nhà quản lý châu Âu cũng bị chỉ trích vì đã tốn quá nhiều thời gian trong quá trình phê duyệt để cấp phép cho các loại vắc xin Covid-19 mới.

IMF cho biết giá cả của khu vực châu Âu sẽ vẫn duy trì ở mức cao trong suốt năm 2021. IMF nhận định: “Lạm phát được dự báo sẽ tăng trưởng 1,1% lên mức 3,1% trong năm 2021, nguyên nhân chủ yếu do giá hàng hóa cao”.

Lạm phát tăng cao có thể sẽ buộc ECB điều chỉnh quan điểm chính sách tiền tệ nới lỏng.

Theo Nhipsongdoanhnghiep

Tin liên quan

Đang tải....