Dù vậy, diễn biến thị trường nhìn chung vẫn khá ổn định khi áp lực bán không quá mạnh. Thậm chí, vẫn xuất hiện những nhóm cổ phiếu tăng điểm như dầu khí, điện.
Tính đến 9h40, VN-Index giảm 3,86 điểm (0,4%) xuống 971,48 điểm; HNX-Index giảm 0,05% xuống 104,34 điểm; UPCoM-Index giảm 0,55% xuống 56,07 điểm.
Toàn sàn HSX cũng chỉ có 86 mã tăng/176 mã giảm, trong đó hơn 70 mã đang giảm quá 1%.
Mặt bằng giá chung của HSX cũng không giảm nhiều, nhưng blue-chips lại điều chỉnh tương đối lớn, nhất là trụ. VHM giảm 1,51%, VCB giảm 1,1%, VNM giảm 1,35%, MSN giảm 1,41%, TCB giảm 1,87%. Nhóm 5 mã giảm sâu nhất này lại có tới 3 mã nằm trong Top 5 vốn hóa của VN-Index.
Ngoài ra chưa kể tới VIC giảm 0,34%, GAS giảm 0,1%, BID giảm 0,46%, PLX giảm 0,62%, những mã cũng thuộc Top 10 vốn hóa.
Nhóm cổ phiếu dẫn dắt hoàn toàn giảm khiến thị trường mất phương hướng. Dầu khí giảm không lớn nhưng ngân hàng gây thất vọng nghiêm trọng. Ngoài VCB và TCB giảm sâu, các mã khác cũng rất đuối: VPB giảm 0,77%, MBB giảm 0,23%, HDB giảm 0,76%, CTG giảm 0,95%.
Các mã còn tăng được trong nhóm VN30 là VRE tăng 0,14%, REE tăng 1,2%, FPT tăng 0,11%.
Một số cổ phiếu nhỏ và vừa ngược dòng khá mạnh mẽ là SJF, QBS, TDG, CCL, HNG, EVG, HAG… nhưng nhìn chung mức tăng không đều và thanh khoản cũng chỉ trung bình. Chỉ số Midcap đang giảm 0,08%, Smallcap giảm 0,32%.
Sàn HNX cũng chịu sức ép từ một số trụ, nhưng không lớn như HSX. Đó là ACB giảm 0,34%, SHB giảm 1,47%, VCG giảm 0,38%, PVB giảm 1,06%, PVI giảm 2,14%. HNX-Index đang giảm 0,44% với 47 mã tăng/70 mã giảm. HNX30 giảm 0,62% với 4 mã tăng/17 mã giảm.
Thị trường điều chỉnh sáng nay ngoài yếu tố kỹ thuật cũng còn do ảnh hưởng phần nào từ bên ngoài. Chứng khoán châu Á giảm mạnh: Chứng khoán Nhật giảm 1,11%, Trung Quốc giảm 2,46%, HongKong giảm 1,75%, Hàn Quốc giảm 1,77%. Trong khi đó diễn biến hợp đồng tương lai của các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu chỉ giảm rất nhẹ.
Thanh khoản hai sàn sáng nay cũng sụt giảm đáng kể. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 1.360,3 tỷ đồng, thấp hơn phiên trước hơn 15%. Kể cả khi không tính đến sự sụt giảm giao dịch của ROS thì quy mô khớp của phần còn lại cũng giảm 13,6%.
Cổ phiếu thanh khoản nhất thị trường là HPG, đã khớp 3,93 triệu cổ phiếu tương đương gần 86,6 tỷ đông giá trị. HPG bị bán tháo rất mạnh và giá đang giảm 2,02%. Giá HPG chỉ còn cách đáy thấp nhất 2019 hơn 4% nữa mà thôi.
Khối ngoại xả khá nhiều HPG, nhưng chỉ chiếm hơn 17% thanh khoản. Đại đa số khối lượng tháo chạy sáng nay của HPG là từ nhà đầu tư trong nước. HPG cũng là nguyên nhân quan trọng khiến VN30-Index giảm sâu hơn VN-Index vì cổ phiếu này lớn thứ 4 trong VN30-Index trong khi chỉ đứng thứ 17 ở VN-Index.
Ngoài HPG, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng không nhiều. Chứng chỉ quỹ E1 sau thời gian dài mua ròng đã bị rút 1,1 triệu đơn vị. HDB, PVT, NKG, FCN, VRE, CII, VNM là những mã bị bán ròng khá. Phía mua ròng có KBC, HAG, FLC, VGC, DGW, HNG, PLX. Tổng thể khối ngoại giao dịch cân bằng ở HSX, mua vào 183,7 tỷ đồng, bán ra 183,5 tỷ đồng. VN30 bị bán ròng nhẹ với 116,1 tỷ đồng bán ra, 109,4 tỷ đồng mua vào. HNX mua 2 tỷ, bán 1,2 tỷ đồng.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,96 điểm (0,61%) xuống 969,38 điểm; HNX-Index giảm 0,44% xuống 103,92 điểm; UPCoM-Index giảm 1,12% xuống 55,75 điểm.
Tổng hợp