23 C
Hanoi
04/12/2024
GiaVang.Net
Image default
Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: SJC giảm 50.000 đồng trong tuần này và 250.000 trong tháng 9 nhưng lại mất hơn 2 triệu đồng trong quý III, vàng dần “mờ nhạt” trong mắt nhà đầu tư?

Tóm tắt

  • Đầu tư SJC trong quý III lỗ nặng hơn 3 triệu đồng/lượng.
  • Tương tự, đầu tư vàng nhẫn cũng “bốc hơi” gần 2 triệu đồng.
  • Vàng nhẫn dần được ưa chuộng hơn vàng SJC.

Giá vàng trong nước

Thời điểm hiện tại, giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 65,40 – 66,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), mức giá này tương đương với giá chốt ngày hôm qua – phiên cuối cùng của tháng 9.

Với mức giao dịch hiện tại, giá vàng SJC giảm 250.000 đồng/lượng giá mua và 50.000 đồng/lượng giá bán so với mở cửa phiên đầu tuần (26/9). Nếu so sánh với mức giao dịch thấp nhất trong tuần tại 63,30 – 64,50 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra) thì vàng SJC đã tăng vọt 1,1 triệu đồng/lượng chiều mua và 1,9 triệu đồng/lượng chiều bán.

Tính trong tháng 9, giá vàng SJC có biên độ giảm ở mức 450.000 đồng giá mua và 250.000 đồng giá bán. Chênh lệch mua – bán hiện tại ở ngưỡng 1 triệu đồng/lượng, đầu tư trong tháng 9 lỗ khoảng 1,2 triệu đồng cho mỗi lượng vàng SJC.

Thảm hại hơn, giá vàng SJC trong quý III/2022 sụt giảm mạnh khoảng 2,7 triệu đồng giá mua và 2,3 triệu đồng giá bán, đồng nghĩa tài khoản của nhà đầu tư bị “thổi bay” khoảng 3,3 triệu đồng mỗi lượng.

Biểu đồ giá vàng SJC từ 1/9-1/10/2022. Nguồn: Webgia.com

Vàng nhẫn 24k có một chút ngược chiều so với vàng miếng SJC. Trong khi vàng SJC tính riêng tuần này và tính chung cả tháng 9 đều có xu hướng giảm thì vàng nhẫn lại bật tăng mạnh.

Cụ thể, với giao dịch hiện tại ở mức 51,65 – 52,65 triệu đồng/lượng (MV-BR), vàng nhẫn tăng vọt 1,35 triệu đồng/lượng chiều mua và 1,45 triệu đồng/lượng chiều bán so với giá mở cửa phiên đầu tuần (26/9). Như vậy, với biên độ mua – bán ở ngưỡng 1 triệu đồng/lượng thì nhà đầu tư lãi hơn 500.000 đồng/lượng trong tuần này.

Tính chung trong tháng 9 thì biên độ tăng có phần khiêm tốn hơn. Vàng nhẫn Chốt phiên cuối tháng 9 giao dịch tại 51,45 – 52,45 triệu đồng/lượng. So với ngày đầu tháng, vàng nhẫn tăng 450.000 đồng/lượng chiều mua và 550.000 đồng/lượng chiều bán. Dù tăng, nhưng với chênh lệch mua – bán ngưỡng 1 triệu đồng/lượng thì nhà đầu tư vẫn mất gần 500.000 đồng cho mỗi lượng vàng.

Tính theo quý thì vàng nhẫn cũng giảm mạnh gần 2 triệu đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán trong quý III này. Theo đó, cộng cả chênh lệch mua – bán thì đầu tư vàng nhẫn trong quý III lỗ mất 1,8 triệu đồng mỗi lượng.

Diễn biến giảm mạnh của giá vàng thế giới đã tạo áp lực giảm lên thị trường vàng trong nước. Bên cạnh đó, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng tăng lên mức hấp dẫn hơn cũng khiến nhiều người quyết định bán vàng để gửi tiết kiệm, góp phần tạo thêm áp lực cho thị trường vàng.

Về vấn đề chênh lệch với giá vàng thế giới. Nhìn chung thì khoảng các giữa SJC và vàng thế giới vẫn duy trì ở mức cao 16-19 triệu đồng, có những thời điểm chênh lệch tăng vọt lên trên 19 triệu đồng do diễn biến điều chỉnh trái chiều giữa hai thị trường.

Khoảng cách chênh lệch giữa vàng nhẫn và vàng thế giới thời gian gần đây vẫn duy trì trong khoảng gần 3 triệu đồng tới dưới ngưỡng 5 triệu đồng.

Mức chênh lệch càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn nên giờ đây người dân có xu hướng chuyển sang mua vàng nhẫn mạnh hơn. Cụ thể, báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho thấy doanh thu vàng nhẫn 24K trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng tới 87,5% so với cùng kỳ.

Ngoài vấn đề chênh lệch quá cao giữa SJC và vàng thế giới, việc người dân chuyển hướng đầu tư sang vàng nhẫn còn do giá vàng SJC nhiều khi có những biến động bất thương như tăng “sốc” rồi lại bất ngờ giảm sâu với biên độ điều chỉnh từ 1 triệu tới vài triệu đồng chỉ trong một ngày. Với diễn biến khó lường như vậy nên nhà đầu tư cũng dần tỏ ra e ngại đối với mặt hàng kim loại quý này.

Giá vàng thế giới

Giá vàng thế giới chốt phiên Mỹ ngày cuối tháng (30/9) giao dịch ở ngưỡng 1.662 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank (24.010 VND/USD) vàng thế giới đứng tại 48,11 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí), thấp hơn giá vàng SJC

Tính chung cả tuần, giá vàng thế giới đã tăng 1%. Tuy nhiên, kim loại quý này vẫn mất 3,1% trong tháng 9/2022 – đánh dấu chuỗi giảm sáu tháng liên tiếp. Tính trong quý III, giá kim loại quý đã giảm gần 8%.

Ông Jason Teed, đồng quản lý danh mục đầu tư của quỹ giao dịch vàng Gold Bullion Strategy Fund cho biết sự sụt giảm của vàng trong tháng 9 và quý III/2022 chủ yếu liên quan đến sức mạnh của đồng USD.

Tuần này, chỉ số USD-Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác có lúc đạt gần 115 điểm, mức cao nhất trong 20 năm. Sau đó, đồng USD yếu đi và giảm 0,9% trong cả tuần. Tuy nhiên, đồng bạc xanh đã tăng gần 6,7% trong quý III và tăng khoảng 16,9% từ đầu năm đến nay.

Đồng bạc xanh tăng mạnh chủ yếu do lạm phát phi mã và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất cao hơn so với các nước phát triển khác trong nỗ lực kiềm chế giá. Ông Teed cho rằng những diễn biến đó đang giúp đồng USD trở nên hấp dẫn hơn đối với giới đầu tư.

Chuyên gia Teed nhấn mạnh, vàng sẽ chưa bắt đầu phục hồi cho đến khi lạm phát giảm xuống mức Fed có thể chấp nhận và ngừng điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, kịch bản đó sẽ chưa thể thành hiện thực trong nhiều tháng nữa.

Theo ông Colin Cieszynski, chuyên gia phân tích SIA Wealth Management, vàng đang chịu thiệt hại vì đồng USD tăng mạnh. Đồng tiền này đang giữ mức cao kỷ lục so với đồng Yên Nhật, bảng Anh và Euro. Dù vàng có nhích trở lại nhưng vẫn trong xu hướng giảm giá.

Credit Suisse dự báo, Fed sẽ tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vì tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn thấp. Do đó, khả năng lãi suất của Mỹ sẽ chạm đỉnh ở mức 4,5%-4,75%. Hiện lãi suất của Mỹ đang là 3%-3,25%.

Theo giới phân tích, đây sẽ là điều tồi tệ cho giá vàng. Vì lãi suất tăng khiến đồng USD mạnh hơn, sẽ khiến vàng mất đi sức hấp dẫn và ngày càng giảm giá.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....