27 C
Hanoi
09/10/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP chuyên sâu: Nợ toàn cầu/Nợ Mỹ tăng vọt – Giá vàng 5000USD sẽ không còn xa

(GVNET) Mức nợ cực cao trên khắp các nền kinh tế lớn toàn cầu làm tăng khả năng xảy ra không chỉ một mà là nhiều cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai.

Tại sao vàng vượt trội hơn Bitcoin và S&P 500 trong năm 2024?

Không thể phủ nhận rằng 2024 là một năm khá thú vị đối với vàng. Sự gia tăng không ngừng của kim loại vàng lên những đỉnh cao mới đã khiến nhà đầu tư cực kì hưng phấn. Vàng vượt trội hơn Bitcoin, S&P 500 và thậm chí cả cổ phiếu Magnificent Seven vào năm 2024.

Vàng đã có một đợt tăng giá cực kì ấn tượng kể từ tháng 10/2023 – bật lên từ mức gần $1800 để đạt mức cao kỷ lục liên tiếp – không phải một lần, không phải hai lần, mà là 37 lần riêng biệt, kể từ đầu năm tới nay.

Thứ Năm tuần trước 26/9, giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới mọi thời đại là $2685/oz, vượt qua mức cao kỷ lục trước đó của kim loại quý là $2670/oz đạt được một ngày trước – kéo dài mức tăng ấn tượng lên 49%, trong khoảng thời gian 11 tháng.

Theo các nhà phân tích tại GSC Commodity Intelligence – kim loại quý này đang được thúc đẩy bởi “nhiều luồng gió thuận chiều tăng giá” bao gồm phong trào phi đô la hóa đang diễn ra trên toàn cầu, với các Ngân hàng Trung ương trên toàn thế giới tiếp tục tích lũy Vàng với tốc độ kỷ lục.

Sự chuyển hướng toàn cầu sang lãi suất thấp hơn, cùng với đó là sự bất ổn ngày càng tăng trong nền kinh tế Trung Quốc, buộc Bắc Kinh phải tung ra gói kích thích kinh tế thu hút sự chú ý nhất kể từ Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Tầm quan trọng của riêng hai yếu tố này không thể bị đánh giá thấp. Đó là bởi vì các biện pháp kích thích lớn của Trung Quốc có thể nhanh chóng tái bùng phát lạm phát toàn cầu, cùng lúc đó, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ.

Và cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng – mối lo ngại ngày càng tăng về nợ toàn cầu đang phình to và việc chính phủ vay nợ không kiểm soát được, hiện đang ở mức kỷ lục 315 nghìn tỷ USD. Bản thân điều này là một chất xúc tác lớn khác thúc đẩy cơn sốt Vàng trên toàn cầu – khiến việc phân bổ kim loại quý trong danh mục đầu tư đa dạng trở thành một nhu cầu thiết yếu.

Thập kỷ nợ: Nợ toàn cầu tăng vọt sẽ thúc đẩy sự trỗi dậy của Vàng như thế nào

Mức nợ cực kỳ cao trên khắp các nền kinh tế lớn trên thế giới làm tăng khả năng xảy ra không chỉ một mà là nhiều cuộc khủng hoảng nợ trong tương lai.

Tại Hoa Kỳ, Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự báo rằng tỷ lệ nợ trên GDP của Hoa Kỳ sẽ vượt quá 150% vào năm 2034, từ mức 98% hiện tại. Nói cách khác, điều đó sẽ đẩy nợ của quốc gia lên mức cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Trích lời các nhà phân tích tại GSC Commodity Intelligence, “10 năm tới sẽ được gọi là Thập kỷ nợ”.

Điều thú vị là có mối tương quan mạnh mẽ trong lịch sử giữa nợ của Hoa Kỳ và giá vàng. Bằng chứng thuyết phục cho thấy trong giai đoạn nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã tăng vọt từ 5 nghìn tỷ USD lên 35 nghìn tỷ USD – Giá vàng đã tăng 10 lần kể từ năm 2000. Đó là mức tăng khổng lồ hơn 826% kể từ đầu thế kỷ.

Nhưng đây là nơi mọi thứ thực sự bắt đầu trở nên thú vị. Nếu lịch sử lặp lại, giá vàng có thể đạt $5000/oz khi nợ của Hoa Kỳ đạt mốc 70 nghìn tỷ USD.

Cuối cùng, điều này có nghĩa là gì? Thị trường tăng giá dài hạn của vàng chỉ mới bắt đầu!

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....