27 C
Hanoi
09/10/2024
Image default
Tin tức thị trường 24/7

VIP Tin 24/7: Chứng khoán Mỹ phá đỉnh kỉ lục – Vàng giảm; Dầu đi ngang ngày cuối quý

(GVNET) Các tin quan trọng được công bố trong ngày 30/9

  • Đức: Chỉ số CPI tháng 9 tăng 0% hàng tháng và tăng 1,6% hàng năm.
  • Thụy Sỹ: Các chỉ báo hàng đầu KOF tháng 9 ở mức 105,5 – cao hơn dự báo là 101,0.
  • Mỹ: Chỉ số PMI Chicago tháng 9 đạt 46,6 – cao hơn dự báo là 46,1.
  • Mỹ: Đấu giá hối phiếu 3 – 6 tháng tương ứng là 4,5% – 4,215%.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh vào cuối phiên, Dow Jones và S&P 500 xác nhận kỉ lục mới

Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch giằng co trong phần lớn thời gian của phiên và bứt phá mạnh vào cuối ngày.

Đóng cửa phiên giao dịch thứ Hai ngày 30/9, chỉ số Dow Jones nhích 17,15 điểm (tương đương 0,04%) lên 42.330,15 điểm.

Cùng chiều, chỉ số S&P 500 tiến 0,42% lên 5.762,48 điểm. Cả 2 chỉ số này đều đóng cửa ở mức cao kỷ lục.

Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,38% lên 18.189,17 điểm.

Có tới 9/11 nhóm ngành trên S&P 500 tăng giá, dẫn đầu là cổ phiếu Năng lượng

Trong tháng 9, Dow Jones đã tăng 1,9% và Nasdaq Composite đi lên 2,7%. S&P 500 tăng tới 2%, đánh dấu tháng 9 tích cực đầu tiên kể từ năm 2019.  

Tính theo quý, chỉ số Dow Jones tăng hơn 8%; chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt đi lên 5,5% và 2,6%. 

Tỷ giá

Chỉ số đồng đô la DXY giảm về khoảng 100,2 vào thứ Hai, dao động gần mức thấp nhất trong 14 tháng khi dữ liệu kinh tế yếu của Hoa Kỳ củng cố kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Các nhà đầu tư hiện đang hướng tới báo cáo việc làm vào tháng 9 trong tuần này để có thêm hướng dẫn. Thị trường vẫn khá phân vân về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 11 hay lựa chọn mức giảm nhỏ hơn 25 điểm cơ bản.

Đồng đô la chịu áp lực từ các loại tiền tệ rủi ro sau khi Trung Quốc công bố một loạt các biện pháp kích thích vào tuần trước, thúc đẩy triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Dầu thô có quý tệ nhất từ năm ngoái

Giá dầu giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 9, khi nguồn cung tăng từ OPEC+ và nhu cầu suy yếu tại Trung Quốc đã ám ảnh thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/09, hợp đồng dầu WTI hạ 1 xu (tương đương 0,01%) xuống 68,17 USD/thùng. Giá dầu này đã giảm 7% trong tháng 9, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2023 và giảm 16% trong quý, mức giảm hàng quý lớn nhất kể từ quý III/2023.

Hợp đồng dầu Brent mất 21 xu (tương đương 0,29%) còn 71,77 USD/thùng.Trong khi đó, hợp đồng dầu Brent giao tháng 12 tích cực hơn tăng 27 cent lên 71,81 USD.

Giá dầu Brent đã giảm 9% trong tháng 9, mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2022 và sau khi giảm tháng thứ ba liên tiếp, giá đã giảm 17% trong quý III, mức lỗ hàng quý lớn nhất trong một năm.

Điều chỉnh hơn 1% vào ngày 30/9, vàng có quý tăng nhất 4 năm qua

Trong ngày cuối tháng 9, giá vàng điều chỉnh giảm khá mạnh sau đợt tăng giá khủng trước đó. Tuy vậy, giá vẫn tăng 13% trong quý III, ghi nhận quý tốt nhất kể từ năm 2020, sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại là $2685,42/oz vào thứ Năm tuần trước, được thúc đẩy bởi việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm nửa điểm phần trăm và bùng phát ở Trung Đông .

Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/09, hợp đồng vàng giao ngay lùi 1,2% xuống $2626,95/oz.

Hợp đồng vàng tương lai mất 0,7% còn $2649,2/oz.

Quỹ tín thác hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust giữ nguyên lượng vàng nắm giữ của quỹ ở mức 871,94 tấn vào cuối phiên 30/9.

Kết luận

Thị trường tài chính toàn cầu gặp áp lực đôi chút trong phiên giao dịch cuối quý III khi bài phát biểu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết sẽ có thêm nhiều đợt cắt giảm lãi suất nữa, nhưng đồng thời cảnh báo rằng Fed không có một lộ trình cố định. Vàng – chứng khoán Mỹ giao dịch đầy ấn tượng trong quý III và được kì vọng sẽ còn tiếp tục tỏa sáng trong thời gian tới khi toàn cầu hướng tới mức lãi suất thấp hơn.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....