27 C
Hanoi
20/04/2024
Image default
Phân tích chuyên sâu thị trường

VIP Chuyên sâu: Mua gì để sống sót trước Thập kỷ khủng hoảng Nợ kèm Lạm phát đình đốn ‘chưa từng thấy’?

Nouriel Roubini, CEO của Roubini Macro, giáo sư tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Trường Đại học New York, cảnh báo thế giới có thể đang đối mặt với một thập kỷ khủng hoảng nợ kèm lạm phát chưa từng có.

MỜI QUÝ VỊ XEM PHIÊN BẢN KHÁC TRÊN WEBSITE VIP GIAVANG.NET CỦA CHÚNG TÔI (KHÔNG QUẢNG CÁO, TỐC ĐỘ TRUY CẬP NHANH)

Roubini viết trong bài luận mới nhất của mình trên thời báo Time rằng:

Thập kỷ tới có thể là một cuộc Khủng hoảng Nợ Lạm phát mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.

Roubini giải thích cuộc khủng hoảng tiếp theo sẽ không giống như những lần trước do khía cạnh lạm phát đình trệ xen lẫn với nợ công lớn. Roubini đưa ra lời giải thích cho quan điểm của mình bằng việc dùng các ví dụ từ những năm 1970 và 2008.

Trong những năm 1970, chúng ta cũng đã thấy lạm phát đình trệ nhưng không có cuộc khủng hoảng nợ lớn, bởi vì lúc đó mức nợ khá thấp. Sau năm 2008, chúng ta gặp khủng hoảng nợ, sau đó là lạm phát thấp hoặc giảm phát, vì cuộc khủng hoảng tín dụng đã tạo ra một cú sốc tiêu cực. Ngày nay, chúng ta phải đối mặt với những cú sốc về nguồn cung trong bối cảnh mức nợ cao hơn nhiều. Điều này ngụ ý rằng chúng ta đang hướng tới sự kết hợp giữa lạm phát đình đốn/đình trệ kiểu 1970 và khủng hoảng nợ kiểu 2008 – tức là khủng hoảng nợ lạm phát.

Lạm phát đình đốn/đình trệ là bối cảnh kinh tế được xác định bởi lạm phát cao và tăng trưởng chậm hơn.

Sau khi nâng lãi suất tới 300 điểm cơ bản từ tháng 3-9/2022, giờ đây nhiều người nhận ra rằng khả năng Cục Dự trữ Liên bang có thể ‘hạ cánh mềm’ gần như là bằng 0. Tuy nhiên, sự suy giảm kinh tế sẽ diễn ra nghiêm trọng và dai dẳng như thế nào thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Roubini lưu ý:

Hoa Kỳ đã có hai quý đầu năm tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp. Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn tạo được rất nhiều việc làm, vì vậy Mỹ vẫn được đánh giá là chưa rơi vào suy thoái chính thức. Nhưng, hiện tại thị trường lao động đang dần chững lại và do đó suy thoái có khả năng xảy ra vào cuối năm nay ở Hoa Kỳ và các nền kinh tế tiên tiến khác.

Có đủ dấu hiệu để dự báo rằng một cuộc khủng hoảng nợ kèm lạm phát trầm trọng là bản chất của cuộc khủng hoảng tiếp theo. Roubini bình luận:

Tính theo tỷ trọng GDP toàn cầu, mức nợ công và tư nhân ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây, đã tăng từ 200% năm 1999 lên 350% bây giờ. Trong điều kiện này, việc bình thường hóa nhanh chóng chính sách tiền tệ và lãi suất tăng sẽ khiến các hộ gia đình, công ty, tổ chức tài chính và chính phủ rơi vào tình trạng phá sản và vỡ nợ.

Giới đầu tư cần tài sản gì để sống sót trước khủng hoảng?

Roubini chỉ ra rằng danh mục tài sản truyền thống sẽ không phải là lựa chọn tốt trong môi trường vĩ mô hiện tại. Rõ ràng, danh mục 60/40 gồm cổ phiếu và trái phiếu đã lỗ lớn trong năm nay, một diễn biến chưa từng xảy ra sau nhiều thập kỷ.

Do đó, các nhà đầu tư cần tìm kiếm các tài sản bảo vệ khỏi lạm phát, rủi ro chính trị và địa chính trị cũng như nó gây hại đến môi trường. Vàng là một ví dụ. Roubini nói thêm:

Chúng bao gồm trái phiếu chính phủ ngắn hạn và trái phiếu phòng ngừa lạm phát, vàng và các kim loại quý khác, và bất động sản có khả năng chống chịu với tác hại của môi trường.

Fed và các ngân hàng trung ương khác dù làm gì cũng sai?

Khi đối mặt với một môi trường lạm phát đình trệ, các ngân hàng trung ương có nguy cơ đối mặt với lạm phát gia tăng liên tục nếu họ quyết định xoay trục chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, Roubini không hề loại trừ một kịch bản như vậy sắp xảy ra.

Có thể các ngân hàng trung ương sẽ không còn sẵn sàng chiến đấu với lạm phát như đang làm nữa. Trong trường hợp này, Thời kỳ Điều độ Vĩ đại (Great Moderation) trong 30 năm qua có thể kết thúc và chúng ta có thể bước vào một kỷ nguyên mới của Lạm phát lớn/Bất ổn định do các cú sốc về nguồn cung và các nhà hoạch định chính sách tiêu cực – như trong những năm 1970 – không sẵn sàng chống lại lạm phát gia tăng.

Tại thời điểm này, các ngân hàng trung ương đang ở trong cái gọi là “bẫy nợ”, Roubini nhấn mạnh. Ông viết:

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm bình thường hóa chính sách tiền tệ (tăng lãi suất) sẽ khiến gánh nặng trả nợ tăng đột biến, dẫn đến các vụ vỡ nợ lớn và các cuộc khủng hoảng tài chính liên tục xảy ra.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....