Các nhà khảo cổ vừa phát hiện trữ lượng đồng xu Celtic lớn chưa từng thấy, được chia thành hai phần riêng biệt rồi chôn cất cùng nhau.
Kho báu Le Câtillon II bao gồm 70.000 đồng xu vàng và bạc, 11 vòng cùng dây chuyền vàng có niên đại từ thế kỷ I sau CN.
Các nhà nghiên cứu cho rằng hai bộ lạc khác nhau đã đúc tiền kim loại để trao đổi hàng hóa. Kho đồng xu vàng ước tính trị giá 13 triệu USD đã được đưa lên đảo chôn cất để che giấu tránh quân xâm lược La Mã cướp bóc.
Hai nhà nghiên cứu Reg Mead và Richard Miles đã mất 30 năm tìm kiếm kho tiền xu. Đến năm 2012, họ mới tìm thấy. Họ đã đào bới, đưa từng phần tiền xu lên khỏi mặt đất trong suốt 3 năm qua. Họ đã đạt ra giả thuyết lịch sử về kho tiền xu như sau:
Ban đầu, họ xác định kho tiền xu là của bộ lạc Coriosolitae – bộ tộc người Celtic sống ở Brittany, Pháp.Các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ kho tiền xu thứ hai do các bộ lạc sống ở phía tây hạ lưu Normandy đúc thành.
Kho báu đầu tiên chứa tiền vàng, đồ trang sức và thỏi kim loại quý xuất xứ từ Dinan ở Brittany được mang đến Jersey.
Trong kho báu thứ hai không có kim loại quý cho thấy vàng trở nên khan hiếm, có thể do quân La Mã xâm lược đã khai thác và cướp bóc. Có lẽ 2 kho báu được chôn giấu cùng nhau khi quân La Mã kéo đến xâm chiếm lãnh thổ Pháp hiện nay trong thế kỷ I trước CN.
Phần thứ hai của kho báu là khối lượng lớn tiền bạc chất lượng thấp hơn và dường như được đúc sau đó. Trong kho tiền xu không có đồng tiền La Mã nào.
Kho tiền xu được giữ ở Jersey sau khi quân La Mã tấn công và vì lý do gì đó mà được chôn trong một hố. Kim loại vàng chiếm ưu thế có thể do sự giao thương trước khi thủ lĩnh Caesar xâm chiếm Gaul vào năm 58 trước CN.
Những năm sau đó, bộ lạc bị đàn áp nhưng quân La Mã không chiếm giữ lâu dài được vùng đất trù phú. Kho tiền xu vẫn được cất giấu đó để không bị quân La Mã lấy đi.
Theo TTVN