30 C
Hanoi
19/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Kinh tế toàn cầu phục hồi sẽ kiểm tra khả năng ứng phó của các ngân hàng trung ương

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước rủi ro trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của một cuộc khủng hoảng, các ngân hàng trung ương đang tự hỏi liệu cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra hay không.

Những lo ngại bắt đầu diễn ra trong nhiều tháng trước từ Washington đến Frankfurt, biến thành một điệp khúc khi các quan chức đặt câu hỏi liệu khả năng chấp nhận rủi ro trên nhiều thị trường tài sản có thể dự đoán lộ trình bất ổn khiến nền kinh tế toàn cầu có thể đi chệch hướng hay không.

Cuối tuần qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Canada cho rằng các mối đe dọa ngày càng tăng, nhận thức rõ về tình trạng ngừng hoạt động sản xuất như sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2018.

Trong khi đó, sự biến động giảm mạnh của Bitcoin sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (ngân hàng trung ương) thông báo cấm giao dịch tiền điện tử, cho thấy nhiều thị trường tài chính nhạy cảm thế nào.

Những người theo chủ nghĩa bi quan tại các tổ chức tiền tệ quốc tế có thể nhìn thấy tình trạng bong bóng ở bất cứ đâu, từ cổ phiếu đến bất động sản, trong khi nhiều quan chức như Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng mối đe dọa vẫn ở mức kiềm chế.

Các ngân hàng trung ương chịu một số trách nhiệm đối với sự nhiệt tình của thị trường tài chính sau một loạt biện pháp kích thích và thanh khoản khổng lồ để giúp các nền kinh tế phát triển.

Đầu cơ trên thị trường dẫn đến sự biến động lớn vào cuối năm ngoái, bao gồm cả sự tăng “phi mã” của Bitcoin lên mức cao nhất từ trước tới nay trên 60.000 USD vào tháng 4. Ngoài ra, các loại tài sản truyền thống cũng gặp tình trạng đầu cơ trên, như lợi suất trái phiếu của Đức tăng khoảng 50 điểm cơ bản trong năm nay để lần đầu tiên trong hai năm qua mức tăng trưởng dương.

Ba tuần trước, một cuộc họp chính sách của Fed xoay quanh cuộc tranh luận về sự ổn định bởi nhiều quan chức cảm giác thấy sự rủi ro “tăng cao” cũng như những vấn đề xung quanh hoạt động của các quỹ đầu cơ.

Tại Trung Quốc, với đà phục hồi kinh tế cao hơn Mỹ, những người đứng đầu quản lý ngân hàng trong tháng Ba cho biết rằng họ “rất lo lắng” về tình trạng bong bóng, đặc biệt đầu tư vào bất động sản là “rất nguy hiểm”.

Dù xuất hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo đáng lo ngại, một số quan chức cấp cao của các ngân hàng trung ương  vẫn đang cố gắng tỏ ra lạc quan.

Sau quyết định của Fed trong tháng 4, ông Powell nhấn mạnh rằng “bức tranh ổn định tài chính tổng thể là biến động trái chiều nhưng xét trên sự cân bằng thì nó vẫn có thể kiểm soát được”. Phó Chủ tịch ECB Luis De Guindos giảm bớt sự lo lắng trong tuần qua khi cho rằng các rủi ro kinh tế “cân bằng hơn nhiều so với trước đây”.

Theo Bnew

Tin liên quan

Đang tải....