Theo các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan, trong kịch bản tồi tệ nhất nếu Nga cắt giảm 5 triệu thùng/ngày, giá dầu có vọt mạnh lên mức ngưỡng 380 USD/thùng.
Theo các nhà phân tích của JPMorgan, nếu Nga cắt giảm 3 triệu thùng/ngày, giá dầu Brent có thể bị đẩy lên mức 190 USD/thùng, và trong kịch bản tồi tệ nhất là cắt giảm 5 triệu thùng/ngày thì giá dầu có thể vọt lên mức giá “trên trời” là 380 USD/thùng.
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang vạch ra một cơ chế phức tạp để áp đặt trần giá lên dầu thô Nga, nhằm siết nguồn thu ngân sách phục vụ cho chiến tranh Nga – Ukraine của Moskva. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích của JPMorgan Chase, với vị thế tài chính vững vàng của Chính phủ Nga hiện nay, nước này có thể hoàn toàn có thể cắt giảm sản lượng dầu thô về mức khoảng 5 triệu thùng/ngày mà không ra quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế.
Cũng theo các nhà phân tích của JPMorgan, có khả năng chính phủ của ông Putin sẽ trả đũa bằng cách cắt giảm sản lượng để gây tổn thất cho phương Tây. Hiện sự thắt chặt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu đang ở phía Nga.
Theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Saudi Arabia. Đầu năm nay, trước khi nổ ra chiến tranh Nga – Ukraine, nước này sản xuất khoảng 10 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.
Vấn đề trần giá đối với dầu Nga đã được đưa ra trong tuyên bố chung khi lãnh đạo nhóm G7 kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh ở Schlos Elmau, Đức trong tuần này. Các nước trong nhóm hiện đang vạch ra các biện pháp chi tiết để thực hiện kế hoạch.
Theo giới phân tích, mục tiêu của việc phương Tây áp trần giá lên dầu Nga là một mục tiêu kép: vừa siết nguồn thu của Moskva, vừa không gây ảnh hưởng nhiều đến giá dầu thế giới. Tuy nhiên, đây được xem là một việc nói dễ hơn làm.
Giavang.net