Tháng 8 đã chứng kiến sự sụt giảm lớn trong dòng vốn chảy vào các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng cùng với việc các ngân hàng trung ương giảm tốc độ mua vào.
Jeff Christian, đối tác quản lý của CPM Group, cho biết các ngân hàng trung ương luôn nhạy cảm về giá và sẽ ngừng mua nếu giá vàng quá cao.
Đối với việc nắm giữ quỹ giao dịch hậu thuẫn (ETF), không phải tất cả các dòng vốn vào trong năm nay đều từ nhu cầu đầu tư. Christian chia sẻ với Kitco News như sau:
Đối với chúng tôi, rõ ràng rằng một số ngân hàng vàng đã lấy vàng và bạc, tiền ký gửi bằng kim loại vật chất và bán số đó để đổi lấy cổ phiếu mới phát hành của ETFs, và vì vậy một số phần trong số dòng vốn vào ETF vàng và bạc không phải là nhu cầu đầu tư. Các ngân hàng không ưa bạc vật chất và thay thế nó trên bảng cân đối kế toán của họ bằng cổ phiếu ETF.
Bởi vì vàng và bạc có tính thanh khoản kém hơn so với tiền tệ fiat, các ngân hàng đang đạt đến giới hạn rủi ro về giá trị của họ khi nắm giữ loại tài sản này và đã phải ngừng mua thêm.
Về việc mua vàng của ngân hàng trung ương, các quốc gia có nhiều lý do khác nhau để bổ sung dự trữ vàng của mình, nhưng họ đều giảm mua vàng khi giá kim loại này tăng trong năm nay. Theo ông:
Khi cuộc chiến giá dầu bắt đầu giữa Ả Rập Xê-út và Nga vào tháng 4, và giá dầu giảm, Nga đã ngừng mua vàng và đã không mua thêm bất kì tấn vàng nào kể từ tháng 4. Trung Quốc không có các hạn chế kinh tế như Nga, nhưng họ đã mua vàng trong vài năm và đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Vàng là một phần rất nhỏ trong dự trữ của họ, nhưng họ đã mua một cách nhất quán. Họ đã rút lui và họ không mua vàng trong năm nay.
Christian cho biết, một phần lớn lượng vàng mua của các ngân hàng trung ương toàn cầu trong năm nay đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, do một số lý do địa chính trị. Ông làm rõ:
Họ chịu các lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, họ gặp rắc rối với Hoa Kỳ, rắc rối với châu Âu, Pháp và EU hiện đã mở ra một cuộc tranh chấp vì Thổ Nhĩ Kỳ muốn tập trận trong vùng biển tranh chấp. Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều lý do để muốn sở hữu vàng.
Giavang.net