20 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Hàng hoá Tin mới nhất

Giá khí đốt châu Âu “lao dốc”

Trong phiên giao dịch ngày 24/8, giá khí đốt tự nhiên giao sau trên sàn TTF ở Hà Lan, giá tham chiếu của thị trường khí đốt châu Âu, có thời điểm giảm tới 21%, mạnh nhất kể từ tháng 3/2022.

Hiện tại, giá khí đốt trong các hợp đồng tương lai vào khoảng 32 euro (34,5 USD)/MWh). Đỉnh được lập hồi tháng 8 năm ngoái là 340 euro (372 USD)/MWh.

Giá khí đốt tháng này biến động mạnh, do giới buôn chờ đợi tác động từ các sự kiện ở Australia. Hồi đầu tháng, Offshore Alliance – tổ chức đại diện cho hai công đoàn tại Australia cho biết đang chuẩn bị cho cuộc đình công tại các cơ sở khí hóa lỏng của Chevron ở đây. Các thành viên của Offshore tại một số cơ sở khí đốt ở North West Shelf (bang Western Australia) cũng ủng hộ việc đình công.

Nếu cả ba cuộc đình công xảy ra, 10% nguồn cung LNG của thế giới có thể bị gián đoạn. Giá khí đốt có thời điểm tăng tới 40% vì rủi ro này.

Tuy nhiên, sau các cuộc đàm phán kéo dài đến tối 23/8, các công đoàn đại diện cho công nhân tại North West Shelf LNG thuộc Woodside Energy Group đang cân nhắc một “đề xuất mạnh mẽ” từ công ty. Chi tiết thỏa thuận sẽ được công bố trong một cuộc họp hôm nay, Offshore Alliance cho biết.

Ảnh minh họa

Dù vậy, bất đồng giữa Chevron với công nhân tại hai cơ sở của hãng ở Australia vẫn chưa được giải quyết. Điều này đồng nghĩa 5% nguồn cung LNG toàn cầu vẫn đang bị đe dọa, giá khí đốt có thể tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới.

Theo dự đoán của Goldman Sachs, nếu công nhân tiếp tục đình công dẫn đến sự gián đoạn xuất khẩu LNG tối đa, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể vượt quá 109 USD/MWh.

Từ chỗ phụ thuộc vào khí đốt Nga, châu Âu chuyển sang phụ thuộc vào LNG, và điều này khiến cho giá năng lượng ở châu Âu càng nhạy cảm hơn với sự gián đoạn nguồn cung từ mọi nơi trên thế giới, thậm chí là ở Australia. Việc này sẽ khiến châu Á tìm đến Mỹ hoặc Qatar – các nước hiện bán LNG cho họ.

Trước khi chiến sự Nga-Ukraine bùng nổ, những gì xảy ra trên thị trường khí đốt ở khu vực châu Á chỉ có ảnh hưởng hạn chế ở châu Âu – nơi dòng chảy khí đốt giá rẻ dồi dào từ Nga bảo đảm cho châu Âu chỉ phải nhập khẩu một lượng rất nhỏ LNG. Năm 2021, LNG chỉ chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu khí đốt của EU, theo dữ liệu từ viện nghiên cứu Bruegel. Khí đốt Nga khi đó chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu khí đốt của khu vực này.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....