29 C
Hanoi
19/04/2024
Image default
Đầu tư Đầu tư hàng hoá Tin mới nhất

‘Đổ đèo’ với mức giảm gần 10%, giá khi đốt tự nhiên giao dịch ở ngưỡng 2,7 USD/mmBTU sáng đầu tuần

Giá gas hôm nay (6/3) giảm 9,98% xuống 2,71 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2023 vào lúc gần 10h (giờ Việt Nam).

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay châu Á tiếp tục xu hướng giảm, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2021, do nhu cầu ảm đạm dự kiến ​​sẽ kéo dài đến cuối tháng 3.

Giá đã giảm hơn 48% từ đầu năm đến nay và khoảng 79% so với mức cao nhất vào tháng 8/2022 là 70,50 USD/mmBTU.

Theo ông Toby Copson, Trưởng bộ phận giao dịch toàn cầu tại Trident LNG: “Giá gần đây đã khuyến khích người mua ở Nam Á. Tuy nhiên, có vẻ như mức dưới 15 USD vẫn chưa đủ đối với người Trung Quốc”.

“Mặc dù điểm yếu của thị trường vẫn còn rõ ràng, nhưng có khả năng sẽ phải mất một thời gian dài ở mức thấp để lôi kéo các doanh nghiệp nhà nước và các công ty cấp 2 và 3 quay trở lại thị trường. Có thể đây là mức giá kích hoạt để làm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá tại Mỹ có lãi”, ông Copson nói thêm.

Còn theo ông Leo Kabouche, Nhà phân tích thị trường LNG tại công ty tư vấn nghiên cứu Energy Aspects, việc tăng giá LNG hiện bị hạn chế do người mua ở Bắc Á vắng mặt trên thị trường giao ngay, kết hợp với lượng khí tồn kho cao ở châu Âu và việc khởi động lại một phần cơ sở LNG Freeport của Mỹ sau một cuộc khủng hoảng khí đốt. 

Ông Kabouche cho biết, số ngày có nhiệt độ nóng lên – một thước đo được sử dụng để ước tính nhu cầu sưởi ấm – đã giảm 15% trên cơ sở hàng năm tại khắp Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, với hai tuần đầu tiên của tháng 3 cũng được dự báo là khoảng 16% so với bình thường.

Theo số liệu do cơ quan thống kê EU (Eurostat), lượng tiêu thụ khí đốt của khối đã giảm 19,3% trong giai đoạn từ tháng 8/2022 đến tháng 1/2023, so với cùng thời kỳ từ năm 2017 đến 2022.

Hiện các nước thành viên EU đã thảo luận kéo dài một số biện pháp khẩn cấp để có thể nhanh chóng lấp đầy các kho dự trữ khí đốt cũng như chuẩn bị cho những tình huống căng thẳng tiềm tàng.

Bên cạnh đó, IEA cũng dự báo, mặc dù giá khí đã giảm trong những tháng gần đây nhưng tình hình có thể thay đổi trong năm nay với sự phục hồi nhu cầu ở châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc. Là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Trung Quốc gần đây đã dỡ bỏ các hạn chế do Covid-19, vốn đã làm giảm nhu cầu trong nước vào năm ngoái.

IEA cho hay, tăng trưởng nhu cầu đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Trung Quốc có thể đạt 35%. Điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế và có thể dẫn đến giá khí đốt tăng trở lại mức không bền vững như mùa hè năm ngoái, đặc biệt gây khó khăn cho người mua châu Âu.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....