28 C
Hanoi
29/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Việt Nam Tin mới nhất

CPI tháng 2 tăng 1,04%

Nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán, dẫn đến sự giá tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2/2024.

Theo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội tháng 2/2024 của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng 1,04% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm hàng tăng giá, 2 nhóm hàng giảm giá gồm bưu chính, viễn thông (-0,17%) và giáo dục (-0,42%).

So với tháng 12/2023, CPI tháng 2 tăng 1,35%, trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm giảm giá. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 2 tăng 3,98%. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng giảm CPI của tháng 2/2024 so với tháng trước

Theo Tổng Cục Thống kê, do tháng 2 có Tết Nguyên đán Giáp Thìn nên nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ của người dân tăng cao cộng với giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2024 tăng so với tháng trước.

Lạm phát cơ bản tháng 2/2024 tăng 0,49% so với tháng trước và tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,67%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Trong tháng 2, giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới, cụ thể tăng 2,01% so với tháng trước; tăng 4,61% so với tháng 12/2023; tăng 16,67% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 2 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 16,05%.

Chỉ số USD tháng 2/2024 tăng 0,4% so với tháng trước; tăng 0,92% so với tháng 12/2023; tăng 3,89% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 2 tháng đầu năm 2024 tăng 3,79%.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....