25 C
Hanoi
10/05/2024
Image default
Đầu tư vàng Tin mới nhất Vàng

Bảng giá vàng sáng 25/3: Vàng miếng điều chỉnh trái chiều. Những thách thức trong việc tìm kiếm giải pháp quản lý hiệu quả?

(GVNET) – Audio

Tóm tắt

  • Sáng đầu tuần 25/3, vàng miếng tại các đơn vị biến động thiếu sự đồng nhất.
  • Mua vào tăng/giảm khoảng 100-300.000 đồng mỗi lượng, giao dịch ở mức 78-78,3 triệu đồng.
  • Bán ra đi ngang hoặc tăng/giảm không quá 100.000 đồng, giao dịch ở mức 79,95-80,3 triệu đồng.
  • SJC điều chỉnh chênh lệch mua – bán giảm về 2 triệu đồng từ 2,3 triệu đồng cuối tuần trước.

Nội dung chi tiết

Cập nhật lúc 9h30, SJC Hà Nội niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 78,30 – 80,32 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng chiều mua, đi ngang chiều bán so với giá chốt cuối tuần trước.

SJC Hồ Chí Minh điều chỉnh giá mua tăng 300.000 đồng, giá bán đi ngang so với chốt phiên liền trước, giao dịch mua – bán hiện đứng tại 69,30 – 80,30 triệu đồng/lượng.

DOJI Hà Nội, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng mua vào và bán ra so với giá chốt cuối tuần qua.

DOJI Hồ Chí Minh cũng giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều mua – bán so với giá chốt phiên trước, đưa giao dịch mua – bán lùi về 78,00 – 80,00 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 78,15 – 79,95 triệu đồng/lượng, mua vào tăng 150.000 đồng/lượng, bán ra tăng 100.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên cuối tuần.

Phú Quý, niêm yết giao dịch mua – bán tại mốc 78,10 – 80,00 triệu đồng/lượng, giá mua và bán cùng tăng 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên cuối tuần trước.

Thị trường vàng miếng có phần ổn định trở lại sau 2 phiên rung lắc trước những đề xuất của Ngân hàng Nhà nước liên quan tới việc quản lý thị trường vàng. Giá vàng miếng vẫn luôn giữ chênh lệch mua – bán rất cao trong thời gian qua, khiến cho nhà đầu tư vẫn còn nhiều băn khoăn và lo lắng khi nắm giữ mặt hàng này.

Hiện tại, dường như Ngân hàng Nhà nước đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm ra giải pháp hợp lý nhất để quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả và cân nhắc lợi ích của các bên liên quan. Nhưng bối cảnh hiện không cho phép cơ quan quản lý chậm trễ hơn, vì càng chậm, thì hệ lụy với nền kinh tế càng lớn.

Có thể nói, chưa bao giờ, Ngân hàng Nhà nước lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Vàng là loại tài sản vô cùng nhạy cảm, gắn bó chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia. Nếu cho phép nhập khẩu vàng, thì chênh lệch giá vàng sẽ ngay lập tức được kéo giảm, nhưng tỷ giá khó tránh bị ảnh hưởng. Nếu phát triển các sản phẩm vàng dạng phái sinh, thì nguy cơ vàng hóa nền kinh tế có thể quay lại.

Dù là giải pháp nào, thì cũng rất khó thỏa mãn cùng lúc lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích quốc gia. Trong mối quan hệ này, lợi ích quốc gia phải được đặt lên hàng đầu.

Là hàng hóa đặc biệt, liên quan đến đại bộ phận dân cư, nên bất kỳ động thái thay đổi chính sách nào với vàng đều được người dân hết sức quan tâm. Đây là lý do khiến nhà điều hành e ngại, thận trọng khi đưa ra giải pháp mới. Tuy vậy, quá thận trọng và chậm trễ khi đưa ra chính sách quản lý mới rất dễ khiến thị trường thêm rối loạn.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....