Thị trường tài chính diễn biến khá tích cực sau khi có thêm bằng chứng về sự suy thoái của thị trường lao động, điều này làm dấy lên kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất trong thời gian tới.
Hợp đồng tương lai chứng khoán châu Âu tăng 0,4%. Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương, thước đo sức khỏe chứng khoán khu vực, chứng kiến mức tăng lớn nhất trong ba tuần do chứng khoán Nhật Bản, Úc dẫn dắt. Các chỉ số Nikkei và S&P/ASX 200 tăng gần 2%. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc tăng ít hơn. Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ và đóng cửa dưới mức tham chiếu.
Giá trái phiếu toàn cầu tiếp tục tăng do dự đoán rằng làn sóng nới lỏng sẽ bùng nổ vào năm tới khi nỗi lo lạm phát biến mất. Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 về dưới 4,2%. Trong khi đó, vàng tăng trở lại vùng $2030 sau khi về ngưỡng $2010 trong đem qua.
Xu hướng giảm của Lợi suất Trái phiếu Kho bạc xuất hiện sau khi một trong những quan chức diều hâu nhất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết lạm phát đang cho thấy sự chậm lại “đáng chú ý”. Điều đó khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng châu Âu sẽ dẫn đầu các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới về việc cắt giảm lãi suất.
Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm ngay cả khi các quan chức tăng cường hỗ trợ đồng tiền này sau khi Moody’s hạ triển vọng tín dụng của nước này vào thứ Ba và đồng đô la giảm so với phần lớn các đồng tiền khác trong G10.
CÁC SỐ LIỆU,TIN TỨC KINH TẾ đáng chú ý
- Úc: Tổng sản phẩm quốc nội GDP quý III tăng 0,2% hàng quý và tăng 2,1% hàng năm.
- Đức: ĐƠn hàng nhà máy tháng 10 giảm 3,7% hàng năm.
- Moody’s thay đổi triển vọng của 18 tập đoàn phi tài chính Trung Quốc thành tiêu cực
- SocGen chuẩn bị trở thành ngân hàng lớn đầu tiên niêm yết stablecoin – FT.
- Trader đang định giá ECB hạ lãi suất tới 150 điểm trong năm 2024.
Giavang.net