25 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Khác với dự đoán, các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong năm 2022

Chính sách tiền tệ toàn cầu có thể sẽ tiếp tục nới lỏng vào năm 2022 ngay cả khi các ngân hàng trung ương tiến gần hơn đến việc thu hẹp các gói hỗ trợ khẩn cấp khi đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)

Trong tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo hiệu rằng sẽ bắt đầu ngừng chương trình mua trái phiếu khổng lồ ngay sau tháng 11 và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) lần đầu tiên ngụ ý rằng có thể tăng lãi suất trong năm nay.

Trong khi đó, Na Uy đã trở thành nền kinh tế phát triển đầu tiên tăng lãi suất và các quốc gia Brazil, Paraguay, Hungary và Pakistan cũng đã tăng lãi suất.

Ngoài ra, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nâng dự báo chỉ số giá tiêu dùng của G20 sẽ tăng 3,7% vào năm 2021 và 3,9% trong năm 2022.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều hướng tới việc thắt chặt dần lãi suất tiền tệ. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuần qua không có dấu hiệu nào về việc sẽ rút lại gói kích thích, trong khi PBoC thậm chí còn tiếp tục bơm ròng 71 tỷ USD vào nền kinh tế sau lo ngại về “bom hẹn giờ Evergrande”.

Tương tự, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã từ chối các đề xuất về thu hẹp chương trình mua tài sản và một quan chức của ECB thậm chí còn đưa ra triển vọng tăng mua tài sản thường xuyên khi kết thúc chương trình hỗ trợ trong đại dịch.

Trong khi đó, Fed đã thay đổi chiến lược và lập luận rằng, bây giờ có thể để nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nóng hơn một chút so với truyền thống với hy vọng làm như vậy sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp và mang lại nhiều hơn cho lực lượng lao động.

Do đó, trong khi một số ngân hàng trung ương các nước giàu có thể đang chuẩn bị “hãm phanh” các gói kích thích và nhiều thị trường mới nổi đã thực hiện tăng lãi suất, nhưng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sẽ tiếp tục trên toàn cầu trong một thời gian.

Các nhà kinh tế của JPMorgan ước tính, ngân hàng trung ương các nước phát triển vẫn sẽ bổ sung tài sản ròng 1.500 tỷ USD vào bảng cân đối kế toán của họ trong năm tới và lãi suất toàn cầu sẽ chỉ tăng 0,11% trong năm tới lên mức trung bình 1,48%, vẫn thấp hơn khoảng 0,8% so với mức trước đại dịch.

Theo phân tích của các nhà kinh tế tại UBS Group AG, mức tăng lãi suất chính sách trên toàn thế giới cho đến nay vẫn ít hơn so với các chu kỳ tăng lãi suất trước đó và điều này có nghĩa hầu hết các ngân hàng trung ương sẽ vẫn hỗ trợ trong năm tới.

“Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương vẫn sẽ duy trì ở mức đặc biệt”, Jerome Jean Haegeli, nhà kinh tế trưởng tại Swiss Re AG ở Zurich (Thuỵ Sĩ) cho biết.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang quan tâm đến sự thay đổi về quan điểm của các ngân hàng trung ương trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát tăng đang kéo dài lâu hơn dự kiến.

Mohamed El-Erian, cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SE dự đoán các ngân hàng trung ương khác sẽ sớm buộc phải tuân theo BoE, bằng cách chấp nhận một đánh giá thực tế hơn về những gì xảy ra trước mắt đối với lạm phát.

“Một đòn giáng mạnh vào triển vọng kinh tế có thể khiến thời gian tăng lãi suất của Fed kéo dài hơn với kỳ vọng chuyển từ năm 2023 sang năm 2024 hoặc xa hơn. Bài kiểm tra để đáp ứng với việc cắt giảm chương trình mua tài sản sẽ ít nghiêm ngặt hơn. Mặc dù vậy, nếu sự phục hồi gặp khó khăn, Fed có thể phải thực hiện điều chỉnh hướng đi, đưa ra quyết định theo một quy trình mà thị trường mong đợi”, Anna Wong, Tom OrlikDavid W Wilcox, các chiến lược gia của Bloomberg nhận định.

Theo Đầu tư chứng khoán

Tin liên quan

Đang tải....