24 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Kinh nghiệm Tin mới nhất

Khi cảm thấy bế tắc, đây là 5 lối thoát bất ngờ giúp bạn tránh thất bại: Lựa chọn đúng là khởi đầu để thành công

Hãy học cách chấp nhận hoàn cảnh, thay đổi quan điểm của bản thân, con đường phía trước sẽ dễ dàng mở ra với bạn.

Cách đây 8 năm, khi tôi thay mặt Tập đoàn BMW nhận trách nhiệm khai trương một công ty mới tại Mỹ, tôi đã vô cùng hào hứng và nhiệt huyết. Hai tuần sau, tôi thất vọng, chán nản và bối rối. Vấn đề là tôi tự tin 100% rằng tôi không có quyền lựa chọn về cách mọi thứ sẽ diễn ra. Tình huống của tôi nằm ngoài tầm kiểm soát. Tôi không có bất kỳ sự lựa chọn nào. Tôi sẽ thất bại.

Khi còn thiếu kinh nghiệm, tôi không tin rằng mình có nhiều sự lựa chọn. Trên thực tế, tôi đã quá ngu ngốc khi chưa có sự chuẩn bị kĩ càng để có thể thành lập công ty. Thay vì cố gắng đưa ra hướng giải quyết, tôi đã dồn hết tâm sức để đổ lỗi cho những người đồng nghiệp khác về lý do tại sao công việc kinh doanh mới của chúng tôi không có tiến triển. Tôi đã đưa ra lựa chọn đầu tiên của mình, trở thành “nạn nhân” của hoàn cảnh.

Thời điểm đó, tôi đã không biết rằng, bản thân có thể tự tạo ra lối thoát cho chính mình bằng một trong năm sự lựa chọn: chấp nhận, thay đổi, thay đổi quan điểm, bỏ mặc và trở thành “nạn nhân” của hoàn cảnh đó.

Năm sự lựa chọn trên sẽ giúp ta nhận thức về việc phá bỏ những rào cản của bản thân. Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều không biết rằng mình có nhiều sự lựa chọn khi rơi vào bế tắc, vì chúng ta chỉ tập trung vào kết quả chứ không phải sự lựa chọn. Và chính mong muốn hay nỗi sợ hãi về kết quả sẽ thúc đẩy lựa chọn của bạn.

Trạng thái “nạn nhân”

Khi tôi đổ lỗi và viện lý do tại sao công ty của chúng tôi không có cơ hội phát triển, tôi trở thành “nạn nhân” trong hoàn cảnh của mình. Nói rõ hơn, đây là một sự lựa chọn và sự lựa chọn này thật mệt mỏi. Tôi đã dành nhiều giờ gặp gỡ với các khách hàng tiềm năng để bào chữa cho sự thiếu thành công của công ty và nếu như công ty có thất bại, tôi cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm. Mặc dù tôi không hối tiếc về khoảng thời gian đó, nhưng tôi đã cân nhắc điều gì có thể xảy ra nếu tôi dồn tâm sức vào việc thử bất cứ điều gì có thể để thúc đẩy công việc kinh doanh, thay vì dồn sức vào suy nghĩ về những thất bại.

Khá thú vị, trạng thái nạn nhân đôi khi có thể trở thành ưu điểm, nhưng chỉ khi bạn nhận thức được rằng bạn đang ở trong hoàn cảnh đó. Ví dụ, khi bạn bắt đầu thói quen tập thể dục bằng máy chạy bộ, nhưng bạn thậm chí còn chưa đi một đôi giày thể thao và tự nhủ rằng mình quá mệt mỏi hoặc bận rộn, khi đó, bạn đang ở trong trạng thái “nạn nhân”. 

Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra quyết định tỉnh táo là ngồi trên ghế sa lông, ăn những món ăn vặt và nói to rằng: “Tôi sẽ tận hưởng những điều tuyệt vời này vào tối nay và tập thể dục vào ngày mai” với ý định thực sự, thì hãy tập luyện. Điều này làm cho trạng thái “nạn nhân” của bạn  trở nên có ý nghĩa, bởi vì bạn thích nó. 

Bỏ mặc hoàn cảnh

Nếu bạn quyết định thực hiện nó, hãy lưu ý đến hậu quả. Mọi người thường lựa chọn bỏ mặc hoàn cảnh nhưng thực chất là họ đang chạy trốn khỏi nó. Có một khoảnh khắc vào tám năm trước, khi đưa ra quyết định từ bỏ, tôi thực sự hưng phấn khi nghĩ đến kết quả là sẽ không bị ai đánh giá vì tôi đã có sự chuẩn bị để trở thành “nạn nhân” và đổ lỗi cho người khác về sự thất bại của công ty. 

Tôi thậm chí đã nói với sếp của mình ở Munich rằng tôi nghĩ sẽ tốt hơn cho công ty nếu tôi rời đi sớm. Bằng sự khôn ngoan của mình, ông ấy đã bác bỏ đề nghị của tôi. Ông ấy đã nói rằng: “Không. Chúc các bạn có một ngày cuối tuần vui vẻ và tất cả sẽ trở nên tốt đẹp vào thứ hai.” Ông ấy đã thực sự tước bỏ “sự lựa chọn” của tôi và khiến tôi phải tìm kiếm một sự lựa chọn mới. Tám năm sau, tôi phải cảm ơn ông ấy vì khi đó đã khích lệ tôi. Nếu khi đó tôi thực sự từ bỏ, tôi chắc chắn sẽ hối hận. 

Chấp nhận hoàn cảnh

Chấp nhận là khi bạn thực sự tìm thấy sự tha thứ hoặc không còn cảm xúc trước tình huống hoặc hành động của một người. Khi sếp của tôi không đồng ý lời đề nghị rời đi của tôi, tôi gần như ngay lập tức thấy mình đang ở trạng thái chấp nhận. “Chà, tôi không thể rời đi, vì vậy tôi phải thành công.” 

Thay đổi quan điểm của bạn về hoàn cảnh

Khi bạn bị tắc đường, phản ứng điển hình của bạn là khó chịu thậm chí có khi còn chửi thề sau khi phải chịu cảm giác nóng bức, người đổ đầy mồ hôi và bực bội. Nếu vậy, bạn là người trong số 99% phản ứng theo cách này, đó là điều bình thường. Nhưng liệu cách đó có mang lại hiệu quả không? 

Vấn đề là nếu xem xét sự việc dưới một góc nhìn khác thì sao? Xem xét sự việc dưới một góc nhìn mới là yếu tố giúp thay đổi hoàn cảnh theo chiều hướng tích cực, thậm chí còn giúp bạn đưa ra những lựa chọn mới. Nếu xem xét và lắng nghe quan điểm của người khác trong khi giao tiếp, chúng ta có thể tránh xung đột, thậm chí chấp nhận hoặc thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Khi sếp của tôi bác bỏ sự lựa chọn rời đi của tôi, tôi đã chấp nhận hoàn cảnh ngay lập tức. Sau đó, tôi thay đổi quan điểm về nó và bắt đầu nhìn thấy cơ hội trong tầm tay. Ngày hôm đó, tôi liên hệ với một đồng nghiệp cũ là giám đốc tài chính và trong vòng một tuần, tôi đã đảm bảo được các đối tác kế toán và ngân hàng của mình. Mặc dù các bước đi rất nhỏ, nhưng sự thay đổi trong lựa chọn của tôi đã cho phép tôi cảm thấy lạc quan và tạo ra một hành động tích cực mới.

Bạn đã bao giờ lịch sự yêu cầu con bạn ra khỏi giường bằng cách hét lên “Ra khỏi giường!” chưa? Cách này hiếm khi thành công, đúng không? Khi chỉ tay vào ai đó và yêu cầu họ làm điều gì đó, bạn đang tập trung vào hành động đó. Khi chúng ta khiến một người có suy nghĩ mới về điều gì đó, họ sẽ có cảm giác muốn làm điều đó và tự mình hành động. Và chúng ta có thể áp dụng cách này cho chính mình. 

Khi chúng ta cảm thấy bế tắc hoặc trong một tình huống không có sự lựa chọn, chúng ta có thể thay đổi quan điểm của bản thân. Mặc dù không dễ dàng nhưng tôi có thể tự tin nói rằng đây là bước khởi đầu để thay đổi hoàn cảnh của bạn theo hướng tốt hơn.

Thay đổi hoàn cảnh

Thường thì đây là sự lựa chọn khó khăn nhất. Thay đổi cần nỗ lực và đôi khi là cả sự can đảm. Đối với tôi, mong muốn thành công lớn hơn nỗi sợ hãi, xấu hổ, mất tiền hoặc mắc sai lầm. Vì vậy, tôi đã chấp nhận rủi ro. Tôi đã thử các sản phẩm mới và khi chúng không hiệu quả, tôi đã thay đổi quan điểm của mình và thử lại. Lưu ý là “câu chuyện thành công” này không xảy ra trong một sớm một chiều. Quá trình rơi vào trạng thái nạn nhân, chấp nhận, thay đổi,… lặp đi lặp lại trong nhiều năm cho đến khi tôi có thể thực sự làm chủ trạng thái của mình và hiếm khi trở thành nạn nhân của một tình huống. Tuy nhiên, tin tốt là khi thực hành, quá trình suy nghĩ, cảm xúc, hành động đã trở thành một thói quen. 

Tám năm trước, rào cản của tôi được xây dựng dựa trên cảm giác mất kiểm soát và nỗi sợ thất bại. Khi bạn đạt được thành công của mình và tại một thời điểm nào đó, trong hành trình kinh doanh của bạn, bạn có thể nghe thấy tiếng nói của chính bản thân rằng: “Bạn không hiểu, tôi không thể làm điều đó bởi vì…”. Nếu bạn nghe thấy cụm từ đó, bạn đã đưa ra lựa chọn và rất có thể, bạn đang ở trong trạng thái “nạn nhân”. Hãy học cách chấp nhận nó, thay đổi quan điểm của bạn về nó và sau đó là thay đổi nó.

*Theo tác giả Tina Frey Clements chia sẻ tại Enterpreneur. Tina là diễn giả chính, tác giả, huấn luyện viên, nhà lãnh đạo và nhà tài trợ dẫn đầu trong lĩnh vực giải trí, ô tô, đồ hiệu và L&D trong hơn 25 năm.

Theo Cafef

Tin liên quan

Đang tải....