Trong báo cáo mới nhất, Deutsche Bank tin rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm lãi suất trong năm nay với 100 điểm cơ bản.
Cũng theo dự báo này, tăng trưởng của Mỹ sẽ rơi 1,5% vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, sẽ không còn sự leo thang thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Nếu xung đột tăng lên, Mỹ có nguy cơ đưa lãi suất về 0 và hứng chịu suy thoái nhẹ”, David Folkerts-Landau, chuyên gia kinh tế của Deutsche Bank, cho biết trong một ghi chú gửi khách hàng. “Châu Âu có nguy cơ hứng chịu suy thoái kinh tế cao hơn”.
Lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua, FED đã giảm lãi suất vào tháng 7 với mức 25 điểm cơ bản. Đây là động thái nhằm cách ly Mỹ với những tác động của cuộc chiến thương mại cũng như những ảnh hưởng của nguy cơ suy thoái toàn cầu. Những gì đang diễn ra cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tiếp tục hạ lãi suất sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, từ ngày 17/9, của Ủy ban Thị trưởng mở Liên bang.
“Tại Mỹ, các nhà kinh tế của chúng ta đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng theo xu hướng giảm. Phần lớn của những quyết định này tới từ sự không chắc chắn trong quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc”, Folkerts-Landau nhấn mạnh.
Theo Folkerts-Landau, nếu FED hành động mạnh mẽ hơn, đó sẽ là sự gia tăng áp lực lên các ngân hàng trung ương khác và họ chắc chắn sẽ đáp trả. Hiện tại, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng đang hướng tới chính sách cắt giảm lãi suất và có thể tái khởi động lại việc mua tài sản.
“Tuy nhiên, ở một thời điểm nhất định, việc làm này sẽ phản tác dụng. Chúng ta không chắc chắn đâu là điểm đảo ngược. Tốt hơn hết là không thử nghiệm chính sách này ở khu vực kinh tế lớn thứ 2 thế giới”, Folkerts-Landau nhấn mạnh.
Ở Trung Quốc, tăng trưởng chắc chắn đang chậm lại do những bất lợi của thuế quan Mỹ nhưng nhà chức trách vẫn có những khoảng trống để phản hồi. “Hỗ trợ chính sách vẫn chưa được sàng lọc trong một nền kinh tế thực nhưng chúng tôi cho rằng cắt giảm lãi suất sẽ bắt đầu giúp ổn định hoạt động cuối năm nay dù tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn”, Folkerts-Landau nói.
Vị chuyên gia kinh tế này cũng đề cập đến khả năng châu Âu suy thoái và Mỹ cận suy thoái. Chích sách của FED có thể là cách giúp Mỹ tránh được suy thoái nhưng những người như Folkerts-Landau đã không còn tự tin vào điều đó.
“Kinh tế toàn cầu và tài sản rủi ro đã trở nên phụ thuộc một cách bất thường vào khả năng của chính quyền Mỹ trong việc tranh một cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc trong vấn đề thương mại và công nghệ”, Folkerts-Landau nhấn mạnh.
Hiện tại, có những dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang có những bước đi hướng về phía trước trong cuộc đàm phán thương mại. Tuy nhiên, một thỏa thuận là điều không nhiều người có thể nghĩ tới vào thời điểm này.
Theo Trí thức trẻ/Reuters