Các câu hỏi đặt ra là: Tại sao họ thành công nhanh chóng đến như vậy? Bên trong họ là những tính cách gì? Một nhóm các chuyên gia của tạp chí Nihon Keizai đã tổng hợp, phân tích, đánh giá tính cách và phương pháp làm việc của các tỷ phú trên toàn thế giới để đưa ra công thức thành công của họ:
1/ Nuôi dưỡng ý chí kinh doanh
Ý chí kinh doanh được nuôi dưỡng và phát triển khi các nhà tỷ phú tiếp thu được các kiến thức quản trị kinh doanh và các kỹ năng chuyên môn cần thiết trong quá trình làm việc hồi còn trẻ. Một biểu hiện qua phân tích kết quả khảo sát là những tỷ phú luôn có ý chí kinh doanh đáng khâm phục và họ quyết tâm để thực hiện cho được những mục tiêu mà mình đã đề ra.
Kinh doanh đồng nghĩa với rủi ro. Nếu ý chí kinh doanh được hiểu theo nghĩa là ý định khởi sự và mở rộng các hoạt động kinh doanh thì những ý đinh này được các tỷ phú xác định dựa trên phán đoán về lợi nhuận thu được với một mức độ mạo hiểm kèm theo trong quá trình kinh doanh. Độ rủi ro càng lớn thì các nhà doanh nghiệp bình thường càng e ngại đầu tư nhưng đối với các tỷ phú thành công thì họ không hề e ngại. Sự tồn tại của các rủi ro trong kinh doanh không hề làm suy giảm ý chí kinh doanh của nhiều nhà doanh nghiệp.
2/ Luôn suy nghĩ và động não
Ivan Lamprad, chủ tịch tập đoàn IKEA đã nói: “Nếu không có ý tưởng, đôi khi hoạt động kinh doanh trở nên đơn điệu. Một ý tưởng kinh doanh táo bạo, dám nghĩ dám làm, đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh”.
Các nhà tỷ phú đều không phải là những nhà khoa học có những phát minh vĩ đại nhưng họ đều có những khả năng nhạy bén và ra những quuyết định lớn trong kinh doanh, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ có giá trị tương đương với các phát minh lớn của các nhà khoa học. Sở dĩ Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới trong một thời gian dài đến như vậy là nhờ Bill Gates đã biết phát huy sáng tạo về hệ thống điều hành của máy tính Dos. Trên thực tế, hệ thống điều hành này không phải là của Bill Gates mà là của một người anh em kết nghĩa. Ông này đã chết vì tai nạn xe hơi sau khi đã uống rượu say.
Với sự hỗ trợ thích hợp của các đối tác kinh doanh cộng với đầu óc sáng tạo, linh hoạt của các tỷ phú, có thể nói phần lớn các sản phẩm của họ đều hứa hẹn một tiềm năng lớn tại thị trường mới.
3/ Một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ, mạnh bạo
Khác với các bậc đàn anh đi trước, các tỷ phú ngày nay không chấp nhận “trói mình” trong một ngành nào đó. Ngày nay, ít có các tỷ phú chỉ bám mãi một ngành, họ không ngại thay đổi và biết tạo ra những thành tựu kỳ diệu, gây được ấn tượng mạnh ngay trong các ngành nghề truyền thống. Nhà doanh nhân trẻ Denis Lerrien rời bỏ công ty con của Amagon để lãnh đạo Sanford Enrope. Anh đã gánh lấy trách nhiệm đứng đầu 3000 cán bộ công nhân và đối mặt với nhữngvấn đề mới về chiến lược trong kinh doanh các loại bút máy Waterman hoặc Parker.
Carlos Slim, tỷ phú viễn thông của đất nước trung Mỹ Mêhicô cũng có cách thức xâm nhập thị trường Mỹ một cách rất sáng tạo khi lập phòng viễn thông tại đây: Ông chỉ góp vốn bằng cách đư¬a nhân sự của mình sang công ty Mỹ mới thành lập mang tên Maxel Tech. Vốn của Maxel góp là tiền lư¬ơng năm đầu tiên trả cho các nhân sự đó. Sau một năm, hãng mới phải trả l¬ương cho các nhân sự. Với vốn góp bằng 1 năm tiền lương của mình, các nhân viên của Carlos và chính bản thân ông vẫn được bảo toàn trong số vốn đầu t¬ư và sẽ được chia lời khi làm ăn có hiệu quả.
4/ Mạo hiểm để thành công
Warren Buffet đã từng nói: “Nếu bạn không dám mạo hiểm trên thương trường thì tốt nhất là bạn nên loại bỏ khỏi ý muốn của mình về những khoản lợi nhuận khổng lồ”. Quả thật, một trong những tính cách mà bạn có thể tìm gặp ở bất kể nhà tỷ phú nào đó là dám chấp nhận mạo hiểm.
Những năm đầu thập niên 80, Micheal Dell, chủ tịch Dell Computer lúc đó còn là sinh viên đã phát minh ra mạch từ tính của các máy điều khiển tự động. Sau đó, Dell đem bán phát minh cho một công ty cơ khí của Mỹ. Nhận thấy rằng kỹ thuật máy tính đang ngày một phát triển và sẽ rất hưng thịnh trong nay mai, Dell không hề do dự sử dụng số tiền bán phát minh của mình mở công ty máy tính Dell Computer. Dưới sự trợ giúp của nhiều người cùng với sự phân tích đánh giá đúng đắn về các nguồn thông tin, Dell đã quyết định một cách khác người, mạo hiểm mở các công ty phát triển máy tính cỡ lớn bỏ qua các công ty máy tính nhỏ, đồng thời chuyển sang kinh doanh các thiết bị máy tính văn phòng và đã đạt được thành công bất ngờ. Sau đó hàng năm mức doanh thu bình quân của Dell Computer tăng từ 40-50% và Micheal Dell trở thành một trong những tỷ phú trẻ nhất nước Mỹ.
Đến những năm 90, nhận ra tiềm lực to lớn của thị trường máy tính PC, Micheal Dell đã kiên quyết lao vào lĩnh vực mới, chấp nhận mạo hiểm mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ vài năm sau, máy tính của Dell Computer đã có mặt hầu hết các nước trên thế giới với doanh thu hàng năm hơn chục tỷ USD. Dell Computer trở thành một trong những hãng máy tính lớn nhất thế giới và Micheal Dell cũng được xếp vào một trong 10 người giàu nhất thế giới. Chính cá tính mạo hiểm đã giải thích tại sao các đối thủ cạnh tranh cho đến nay vẫn không bắt chước được Micheal Dell. Theo nhà phân tích chiến lược công nghệ Steven Milunuovic của Merrill Lynch thì việc dám đương đầu với mạo hiểm của Dell có thể vì như siêu sao bóng rổ Micheal Jordan: tất cả mọi người đều biết, đều hiểu nhưng không ai có thể bắt chước được anh.
5/ Sức bền và tính kiên nhẫn
Trong số 500 người giàu nhất thế giới năm 2004, có gần 30 người đã từng bỏ học giữa chừng mặc dù bạn bè và gia đình can ngăn để theo đuổi sở thích làm giàu của mình. Một trường hợp đặc biệt khác là Sam Walton, chủ tịch tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Wal- Mart, nổi tiếng với vai trò “Ông vua bán lẻ” nước Mỹ. Ông là người bỏ học rất sớm để đi kiếm tiền. Khi đã thành công, Sam Walton lại gặp rất nhiều chỉ trích vì sự bánh trướng quá lớn của mình, thậm chí có nhiều người còn cố “moi móc” các tật xấu của Walton đề nhằm bôi nhọ ông. Tuy nhiên, Walton vẫn rất kiên nhẫn, không hề có phản ứng nào thái quá. Đối với ông, thành công của Wal- Mart luôn là những phần thưởng đáng giá nhất đề bù đắp và xoá tan mọi sự chỉ trích.
Theo DN