Ai trong chúng ta cũng cần có kĩ năng quản lý tài chính để không rơi vào cảnh “nợ nần chồng chất”. 12 quy tắc dưới đây tổng hợp lời khuyên từ những người giàu có thể giúp bạn quản lý chi tiêu hợp lý ngay từ hôm nay.
Quy tắc 24 giờ
Các triệu phú thường tuân theo quy tắc 24 giờ. Họ không cần đưa ra suy nghĩ lần thứ 2 trước khi mua một món đồ đắt tiền, nhưng họ thường dành 1 ngày trước khi đưa ra quyết định.
Thói quen mua sắm bốc đồng thường xảy ra do sự kích thich cảm xúc và không thực sự là món đồ cần thiết. Trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự cần hay chỉ là mong muốn nhất thời. Quy tắc này sẽ giúp bạn mua sắm khoa học hơn.
Thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt
Nền kinh tế không tiền mặt mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên thanh toán bằng thẻ sẽ khiến bạn khó kiểm soát tình hình tài chính của mình. Những người chi tiêu có chiến lược sẽ thích dùng tiền mặt hơn thẻ tín dụng, đặc biệt là đối với những giao dịch nhỏ. Hãy hình thành thói quen thanh toán bằng tiền mặt để tránh chi tiêu quá đà không kiểm soát.
Vạch ra ngân sách chi tiêu và bám sát theo kế hoạch
Điều này nghe có vẻ sáo rỗng nhưng thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng vào ngày được nhận lương và tuân theo nó sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả. Hãy đặt giới hạn chi tiêu cá nhân và cố gắng không làm “vỡ quỹ”. Các chuyên gia tài chính gọi đây là phương pháp quản lý ngân sách 50/30/20.
Chi tiêu cho những thứ có ích với bạn
Bạn không cần phải khổ sở để tiết kiệm tiền. Người giàu chỉ “phung phí” vào những thứ đảm bảo đầu tư dài hạn. Những món đồ có ích cho công việc nên được đầu tư để dùng lâu dài.
Kimberly Palmer, một chuyên gia tài chính cá nhân tại Nerdwallet, rất vui khi bỏ một khoản tiền lớn mua trang phục công sở, một máy tính xách tay tốt hoặc một chiếc xe đáng tin cậy.
Đầu tư vào các dịch vụ giúp bạn tiết kiệm thời gian
Theo Business Insider, những người giàu có không ngại tránh xa các dịch vụ đắt đỏ để tiết kiệm thời gian. Họ tập trung đầu tư hơn là chi tiêu.
Sử dụng các dịch vụ chuyển phát tận nhà, dịch vụ giặt ủi hoặc thuê một không gian đắt tiền để gần gũi hơn với công việc sẽ tăng thêm thời gian chất lượng cho cuộc sống. Những dịch vụ này có thể tốn nhiều tiền hơn nhưng đổi lại là khoảng thời gian dồi dào để làm những việc khiến bạn hạnh phúc.
Trải nghiệm là vô giá
Các triệu phú sống một lối sống hoa mỹ không quên bổ sung những hoạt động tăng thêm kinh nghiệm sống vào lịch trình của họ. Họ ưu tiên chi tiêu vào những hoạt động như nhảy dù, đi du lịch xa hay đơn giản là đến phòng tập thể dục như một cách “đổi gió”, làm phong phú thêm kinh nghiệm sống và cải thiện sức khỏe.
Thanh toán trước, hưởng thụ sau
Hiểu rõ chi phí cố định là sở trường của những người biết quản lý tài chính. Họ thường áp dụng quy tắc thanh toán các chi phí cố định ngay trong ngày đầu tiên thông qua các hệ thống tự động để biết được còn dư bao nhiêu tiền, từ đó chi tiêu cho hợp lý.
Lập ra danh sách những món cần mua sắm cho các đợt sale hàng năm
Ai trong chúng ta cũng thích những đợt giảm giá. Tuy nhiên, nếu không vạch ra danh sách những đồ cần mua, bạn có thể sẽ “vung tay quá trán” gây tốn kém. Vì thế, hãy xác định những món đồ thực sự cần để mua sắm khoa học và hợp lý.
Đầu tư vào những thứ khiến bạn hạnh phúc và khỏe mạnh
Hãy mua những món đồ đúng sở thích và đam mê sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn. Những người giàu có thường chăm chỉ làm việc kiếm tiền và đầu tư vào những thứ khiến họ cảm thấy thoải mái. Ví dụ nếu bạn đam mê thiên văn học, đừng ngần ngại bỏ một số tiền tiết kiệm lớn mua kính viễn vọng, miễn là nó làm bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.
Có những ngày “không chi tiêu”
Những người giỏi tiết kiệm cũng giỏi kiểm soát ham muốn chi tiêu không cần thiết. Hãy thử dành một ngày mỗi tuần hoặc cuối tuần không chi tiêu để có thể tiết kiệm nhiều hơn.
Tiết kiệm và sử dụng
Một khi bạn đã bỏ một đồng xu vào túi, bạn sẽ quên nó. Nhưng đoán xem: mỗi xu tiết kiệm được là một xu kiếm được! Hãy giữ lại những đồng lẻ để chi tiêu vào những việc lặt vặt.
Nếu còn sửa được thì không nên lãng phí
Đối với những người giàu thích đầu tư, họ tin vào việc cam kết mua hàng và sử dụng lâu dài đến cuối cùng. Họ tuyên truyền ý tưởng về việc sửa chữa máy móc và thiết bị trước khi nghĩ đến việc bỏ vào thùng rác. Hãy sửa mọi thứ khi còn có thể.
Theo BrightSide