Một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua mạnh vàng. WGC cho biết trong tháng 1/2019, đã có 9 Ngân hàng Trung ương trên thế giới mua vàng với số lượng lớn.
Những lo lắng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt nhóm nền kinh tế tại châu Âu đã gây áp lực lên thị trường tài chính trong năm nay, lợi suất của nhiều tài sản mang lại lợi nhuận cố định giảm sút. Trong khi đó, loại tài sản không mang lại lợi suất cố định như vàng trở nên hấp dẫn hơn.
Theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới (WGC), một số Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã mua mạnh vàng. WGC cho biết trong tháng 1/2019, đã có 9 Ngân hàng Trung ương trên thế giới mua vàng với số lượng lớn.
Nhóm này mua vào 48 tấn vàng, cùng lúc đó cũng có những bên bán ra khoảng 13 tấn vàng, như vậy lượng mua ròng đạt 35 tấn vàng. Đây là mức tăng dự trữ vàng trong tháng 1 hàng năm mạnh nhất tính từ năm 2002, đồng thời nó cũng cho thấy tốc độ tích trữ vàng ngày một lớn hơn.
Nhóm Ngân hàng Trung ương nhóm nước mới nổi đặc biệt quan tâm đến vàng khi mà các yếu tố bất ổn kinh tế và chính trị ngày một rõ ràng hơn. Vàng đặc biệt trở thành loại tài sản được quan tâm nhiều hơn khi mà Fed chính thức có quan điểm mềm mỏng về định hướng chính sách tiền tệ vào đầu năm nay.
Giới chuyên gia dự báo khả năng Fed sẽ buộc phải hạ lãi suất cơ bản đồng USD trong năm nay ở mức 9%, 91% còn lại dự báo Fed không thay đổi lãi suất đồng USD.
Cũng theo WGC, Ngân hàng Trung ương Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt mua mạnh vàng trong vài năm qua.
Lượng nắm giữ vàng của Ngân hàng Trung ương Nga tăng khoảng gần 20 tấn lên 1.857 tấn, cao hơn lượng nắm giữ 1.843 tấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Từ tháng 3/2015 đến nay, Nga không ngừng mua thêm vàng. Còn lần gần nhất Ngân hàng Trung ương Trung Quốc mua mạnh vàng là từ tháng 10/2016.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba trên thị trường New York, giá vàng giao kỳ hạn tháng 4/2019 giảm 0,6% xuống 1.315USD/ounce.
Theo Bizlive