(GVNET) Các tin quan trọng được công bố trong ngày 5/9
- Mỹ: Thay đổi việc làm phi nông nghiệp ADP tháng 8 đạt 99 nghìn – thấp hơn nhiều dự báo là 144 nghìn.
- Mỹ: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần giảm còn 227 nghìn từ mức 232 nghìn của tuần trước.
- Mỹ: Chỉ số PMI dịch vụ tháng 8 đạt 55,7 – cao hơn dự báo là 55,2.
- Mỹ: Chỉ số PMI hỗn hợp của S&P Global tháng 8 đạt 54,6 – tốt hơn dự báo là 54,1.
- Mỹ: Chỉ số PMI phi sản xuất của ISM tháng 8 đạt 51,5 – cao hơn dự báo là 51,3.
Chứng khoán Mỹ trái chiều, dòng tiền phân hóa
Thị trường chứng khoán Mỹ về cơ bản vẫn đang gặp khó khăn trong những ngày đầu tháng 9 khi áp lực bán tại vùng đỉnh khá lớn. Dù cổ phiếu Công nghệ có tăng trở lại nhưng áp lực điều chỉnh của toàn phố Wall vẫn khiến Nasdaq thu hẹp đà tăng vào cuối phiên.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Năm ngày 5/9, chỉ số S&P 500 lùi 0,3% xuống 5.503,41 điểm.
Cùng chiều, chỉ số Dow Jones mất 219,22 điểm (tương đương 0,54%) còn 40.755,75 điểm.
Ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,25% lên 17.127,66 điểm, sau khi tăng tới 1,2% vào đầu phiên.
Cổ phiếu Tesla tăng 4,9% sau khi nhà sản xuất xe điện này thông báo kế hoạch ra mắt chế độ lái tự động (full self-driving) tại thị trường châu Âu và Trung Quốc vào đầu năm tới.
Trong khi đó, cổ phiếu Frontier Communications giảm 9,5% sau khi Verizon tuyên bố sẽ mua công ty này trong một thỏa thuận trị giá 20 tỷ USD. Cổ phiếu Verizon cũng giảm 0,4%.
Trên S&P 500, chỉ có 3 nhóm ngành tăng là Tiêu dùng không thiết yếu – Viễn thông và Công nghệ. Ở chiều giảm, Y tế, Công nghiệp – Tài chính gây áp lực nhiều nhất lên chỉ số.
Tỷ giá
Chỉ số đồng đô la DXY đã giảm xuống 101 vào thứ Năm, tiến gần đến mức thấp nhất trong 13 tháng ghi nhận hồi tháng 8 bởi các dữ liệu kinh tế quan trọng tiếp tục củng cố các cược rằng Fed sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối tháng 9.
Báo cáo của ADP cho thấy các công ty tư nhân của Hoa Kỳ đã tạo ra ít việc làm nhất kể từ tháng 1 năm 2021 và tăng trưởng tiền lương ổn định trong khi các yêu cầu ban đầu giảm nhiều hơn dự kiến. Hôm qua, báo cáo của JOLTS cho thấy số lượng việc làm mở đã giảm nhiều hơn dự kiến xuống mức thấp nhất trong năm 2021.
Thị trường đang định giá khoảng 110 điểm cơ bản trong tổng số nới lỏng trong năm nay. Tỷ lệ cược cho việc giảm 50 điểm cơ bản hiện ở mức trên 40%, so với khoảng 30% vào đầu tuần. Đồng đô la đã chịu lỗ so với các loại tiền tệ chính, làm suy yếu nhiều nhất so với đồng yên.
Đà giảm chưa dừng, dầu thô về đáy 14 tháng
Giá dầu giữ ở mức thấp nhất 14 tháng do lo lắng về nhu cầu ở Mỹ và Trung Quốc và khả năng tăng nguồn cung từ Libya bù đắp cho sự giảm sút lớn kho dự trữ của Mỹ và sự chậm trễ trong việc tăng sản lượng của các nhà sản xuất OPEC +.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/09, hợp đồng dầu WTI lùi 5 xu xuống 69.15 USD/thùng.
Hợp đồng dầu Brent hạ 1 xu xuống 72,69 USD/thùng.
Vàng lên cao nhất trong tuần
Giá vàng đã tăng lên gần mức cao nhất trong một tuần, do đồng đô la Mỹ yếu hơn và lợi suất thấp hơn sau khi các dấu hiệu thị trường lao động mất đà khiến các nhà đầu tư kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất siêu lớn trong tháng này.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/09, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,9% lên $2515,40/oz sau khi tăng tới 1,1% vào đầu phiên.
Hợp đồng vàng tương lai cộng 0,7% lên $2543,10/oz.
Quỹ tín thác hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục giữ nguyên lượng nắm giữ ở mức 862,74 tấn trong ngày 5/9 – không ghi nhận bất kì biến động nào từ đầu tháng 9.
Kết luận
Các số liệu kinh tế Mỹ công bố hôm qua trái chiều, nhưng về cơ bản vẫn cho thấy thị trường lao động yếu đi vì áp lực lãi suất cao kéo dài. Trong ngày hôm nay, tin tức quan trọng hàng đầu của tháng 9 là báo cáo NFP tháng 8 sẽ được công bố. Nếu dữ liệu việc làm tiếp tục yếu đi, tăng trưởng tiền lương không có sự bứt phá ấn tượng thì xu hướng tăng của vàng càng được củng cố vì đặt cược Fed hạ lãi suất 50 điểm sẽ càng lớn. Hiện tại, vàng đang là tài sản đầu tư vượt trội nhất, đánh bại mọi tài sản đầu tư thông thường từ đầu năm 2024.
Giavang.net