(GVNET) Các tin quan trọng được công bố trong ngày 21/8
- Canada: Chỉ số giá nguyên liệu thô RMPI tháng 7 tăng 0,7% hàng tháng và tăng 4,1% hàng năm.
- Mỹ: Chỉ số mua hàng MBA đạt 130,6.
Chứng khoán Mỹ trở lại đà tăng rất nhanh chóng
Sau phiên giảm nhẹ ngày thứ Ba, chứng khoán Mỹ trở lại với xu hướng tăng khi nhà đầu tư đón nhận biên bản FOMC ủng hộ việc hạ lãi suất.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Tư ngày 21/8, chỉ số S&P 500 tiến 0,42% lên 5.620,85 điểm, tăng 9/10 phiên vừa qua. Mức tăng điểm trong ngày thứ Tư đã đưa chỉ số này chỉ còn thấp hơn 1% so với mức đóng cửa cao mọi thời đại của nó.
Cùng chiều, chỉ số Nasdaq Composite cộng 0,57% lên 17.918,99 điểm, cũng là phiên tăng thứ 9 trong 10 phiên qua.
Chỉ số Dow Jones nhích 55,52 điểm (tương đương 0,14%) lên 40.890,4 điểm, đánh dấu phiên tăng thứ 6 trong 7 phiên qua.
Chỉ số vốn hoá nhỏ Russell 2000 có kết quả vượt trội hơn, tăng hơn 1%.
Trên bảng điện tử S&P 500, có tới 9/11 nhóm ngành tăng điểm, dẫn đầu là Tiêu dùng không thiết yếu và Vật liệu. 2 ngành Năng lượng và Tài chính giảm nhưng rất khiêm tốn. Đáng chú ý, 4/11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đã ghi nhận mức đỉnh 52 tuần trong phiên.
Tỷ giá
Chỉ số đồng đô la DXY mức 101 xuống mức thấp nhất trong năm nay khi các nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào cuối tuần này để hướng dẫn triển vọng cắt giảm lãi suất.
Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed tiết lộ rằng ‘đại đa số’ các thành viên đồng ý rằng ‘nếu dữ liệu tiếp tục như mong đợi, thì có khả năng sẽ phù hợp để nới lỏng chính sách tại cuộc họp tiếp theo’. Ngoài ra, việc điều chỉnh giảm đáng kể 818.000 việc làm trong bảng lương phi nông nghiệp trong năm qua đã làm gia tăng lo ngại về thị trường lao động.
Thị trường đã định giá đầy đủ cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9, ủng hộ việc giảm 25 điểm cơ bản.
Đồng đô la suy yếu xuống mức thấp nhất trong hơn một năm so với đồng euro và đồng bảng Anh, trong khi chạm mức thấp nhất trong nhiều tuần so với đồng đô la Úc, đồng kiwi, đồng yên và đồng nhân dân tệ.
Dầu thô liên tục giảm, thị trường năng lượng chưa ngừng dò đáy
Giá dầu giảm 1 USD/thùng, sau khi chính phủ Mỹ điều chỉnh giảm một loạt số liệu thống kê việc làm được các nhà đầu tư quan tâm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/08, hợp đồng dầu Brent lùi 1,15USD (tương đương 1,49%) xuống 76,05 USD/thùng.
Hợp đồng dầu WTI mất 1,24 USD (tương đương 1,69%) còn 71,93 USD/thùng.
Cụ thể, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô, xăng và các sản phẩm chưng cất tại Mỹ đã giảm trong tuần kết thúc ngày 16/08.
EIA cho biết dự trữ dầu thô đã sụt 4,6 triệu thùng xuống còn 426 triệu thùng trong tuần trước, cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 2,7 triệu thùng từ các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters.
Vàng trụ vững vùng $2500 khi biên bản FOMC ủng hộ
Giá vàng giảm song vẫn dao động gần mức cao kỷ lục, sau biên bản cuộc họp gần đây nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cho thấy các quan chức có xu hướng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng 9/2024.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/08, hợp đồng vàng giao ngay nhích 0,1% lên $2516,0/oz, sau khi đạt mức kỷ lục 2,531.60 USD/oz vào ngày 20/08.
Hợp đồng vàng tương lai mất 0,1% còn $2547,50/oz.
Quỹ tín thác hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust tiếp tục bán ra 0,57 tấn trong ngày thứ Tư. Lượng nắm giữ của quỹ ở mức 856,70 tấn vào thời điểm chốt phiên 21/8.
Kết luận
Biên bản cuộc họp FOMC mới công bố hôm qua cho thấy triển vọng hạ lãi suất từ tháng 9 rất chắc chắn. Vàng – Chứng khoán Mỹ tăng rất mạnh, neo sát đỉnh kỉ lục trước đó khi nhà đầu tư hào hứng với môi trường lãi suất thấp hơn sau gần 2 năm lãi suất cao nhất 4 thập kỉ. Trái ngược với đó, áp lực trên thị trường năng lượng là rất lớn, giá dầu thấp hơn 10% so với đầu quý III và chưa hề thấy chút lực cầu bắt đáy nào.
Giavang.net