Tóm tắt
- Cục Dự trữ Liên bang và các thị trường sẽ dành sự chú ý cực lớn về số liệu lạm phát của Mỹ thứ Năm 13/10.
- Các nhà kinh tế kỳ vọng Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi tăng 0,5% trong tháng 9.
- 3 kịch bản CPI lõi và phản ứng của vàng – USD theo mỗi kịch bản.
Phân tích
Cuộc chiến của Nga ở Ukraine? Chính sách covid-zero ở Trung Quốc? Ngân sách của nước Anh cạn kiệt? Đối với thị trường, tất cả những vấn đề quan trọng này đều xếp sau dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ. Và, trong báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) Mỹ tháng 9, con số quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là là Core CPI MoM (CPI lõi hàng tháng). Mỗi sự thay đổi chỉ 0,1% của chỉ số cũng sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau trên thị trường.
Tại sao CPI là số liệu kinh tế quan trọng nhất
Khác với giai đoạn tái thiết sau Covid-19 tập trung vào việc làm, Cục Dự trữ Liên bang bây giờ dành toàn lực vào mục tiêu ổn định giá cả. Đó là lý do tại sao mọi con số lạm phát đều cực kì quan trọng.
Báo cáo CPI là chỉ báo hàng đầu về sự tăng giá hàng hóa chung – nó đo lường lạm phát thực tế. Mặc dù Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân (PCE) là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, nhưng nó được công bố vào cuối tháng, nên CPI Mỹ sẽ là số liệu tiêu điểm của nửa đầu tháng.
Đáng chú ý, chỉ số CPI cốt lõi, không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng dễ biến động, quan trọng hơn số liệu lạm phát chính. Giá xăng dầu là vấn đề quan trọng đối với các chính trị gia Mỹ, thế nhưng lạm phát cơ bản mới là điều mà thị trường và Fed chú ý. Khi ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất chỉ vào tháng 3 năm nay, những thay đổi hàng tháng MoM được theo dõi nhiều hơn so với số liệu hàng năm YoY.
Dưới đây là biểu đồ cặp EUR/USD, nó phản ứng rất rõ ràng với CPI lõi hàng tháng:
Thị trường đang kì vọng lạm phát Mỹ cao tới mức nào?
Các dự báo kinh tế hiện nhận định CPI tháng 9 tăng 0,5% so với tháng trước, thấp hơn mức 0,6% của tháng 8. Thế nhưng, CPI lõi tháng 9 dự báo tăng lên 6,6% so với cùng kì năm ngoái, cao hơn gấp ba lần so với mục tiêu 2% của Fed – và cao hơn mức thay đổi hàng năm là 6,3% được ghi nhận vào tháng 8.
Tháng trước, các nhà kinh tế học chỉ dự báo Lạm phát lõi tăng 0,3% – họ đã bị sốc khi số liệu thực tế gấp đôi là 0,6%. Chắc chắn họ đã rút ra bài học cho mình. Chính vì thế, dự báo của họ lần này là khá cao, CPI lõi tăng 0,5% so với tháng trước.
Fed muốn thấy lạm phát cơ bản bắt đầu giảm 2% một cách có ý nghĩa và bền vững. Mức thấp hơn đáng kể là cần thiết.
3 kịch bản số liệu CPI lõi
CPI lõi như kì vọng, tăng 0,5% hàng tháng
Nếu kịch bản này xảy ra, hoặc CPI lõi tăng khoảng 0,4% thì thị trường không ghi nhận sự bất ngờ nào. Theo đó, Fed có thể thấy rằng lạm phát đang bắt đầu hạ nhiệt và Fed có thể bắt đầu nghĩ tới việc ngừng tăng lãi suất.
Tuy nhiên, dù CPI lõi hàng tháng tăng 0,4% thì CPI lõi hàng năm trong tháng 9 vẫn sẽ đạt 5%. Đây vẫn là mức quá cao.
Hơn nữa, mức 0,4% cao hơn mức đáy của CPI lõi trong năm 2022. Trong năm nay, chỉ có 2 tháng CPI lõi hàng tháng tăng 0,3%. Vì vậy, 0,4% vẫn là một mức mà thị trường cần quan tâm.
Thị trường sẽ phản ứng như thế nào với kịch bản này? Trong trường hợp này, các nhà giao dịch forex sẽ chốt lời lệnh mua đồng USD trước đó và đồng USD bị bán ra. Tuy nhiên, đó chỉ là phản ứng ban đầu.
Nếu xét kĩ, số liệu 0,4- 0,5% của lạm phát lõi hàng tháng ủng hộ Fed duy trì tăng lãi suất 0,75% trong tháng 11 để kiểm soát lạm phát sẽ giúp USD hồi phục. Theo đó, vàng hồi phục nhẹ rồi sau đó bị bán.
Kịch bản này có xác suất xảy ra cao nhất.
CPI lõi hàng tháng dưới mức 0,3%
Chúng tôi coi mức lạm phát lõi hàng tháng nhỏ hơn hoặc bằng 0,3% là một tin tốt cho cả nền kinh tế và thị trường. Điều này cho thấy lạm phát hạ nhiệt, kích hoạt đà tăng trên thị trường chứng khoán và khiến đồng USD bị bán. Các quan chức Fed sẽ rất hoan nghênh một kết quả như vậy.
Số liệu 0,3% của lạm phát lõi hàng tháng sẽ là sự lặp lại số liệu tháng 7. Như vậy, số liệu tháng 8 là sự biến động nhất thời. Theo đó, lạm phát lõi tháng 9 hàng năm sẽ ở mức 6,2%; thấp hơn mức 6,3% của tháng 8. Ngay lập tức, thị trường sẽ bắt đầu định giá Fed nâng lãi suất 0,5% trong tháng 11. Kịch bản này thì USD giảm và vàng tăng.
Kịch bản này có xác suất xảy ra trung bình.
CPI lõi hàng tháng cao trên 0,6%
Nếu CPI lõi hàng tháng cao hơn hoặc bằng mức tăng 0,6% của tháng 8 là lời khẳng định rằng lạm phát tại Mỹ vẫn rất nóng và rất dai dẳng. Thị trường có thể bắt đầu suy nghĩ về việc Fed tăng 100 bps vào tháng 11.
Kịch bản này – và đặc biệt là kịch bản trong đó CPI cốt lõi tăng 0,7% – sẽ kích hoạt động thái gom mua ồ ạt đồng USD. Theo đó, đồng USD tăng một cách điên cuồng và khiến thị trường chứng khoán sụp đổ. Vàng cũng sẽ giảm rất mạnh nếu lạm phát Mỹ cao tới vậy.
Chúng tôi cho rằng xác suất xảy ra kịch bản này là thấp. Tuy nhiên, không thể loại trừ một kịch bản như vậy – và nó chắc chắn đem lại rủi ro lớn nhất cho thị trường.
Kết luận
Thị trường tài chính, tiền tệ, hàng hóa toàn cầu đã khá bất ngờ với số liệu Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tuần trước. NFP tháng 9 đã khiến chứng khoán Mỹ, vàng giảm sâu và USD tăng trở lại trong đầu tuần này. Thế nhưng, số liệu CPI còn quan trọng hơn và chắc chắn sẽ tạo ra cuồng phong trên thị trường tài chính. Hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn tâm lí cho cả 3 kịch bản CPI sắp tới.
Giavang.net