Nhìn lại diễn biến đồng Yên những ngày qua, những người lạc quan nhất rằng đồng Yên hồi phục cũng đã phải từ bỏ lí tưởng của mình…
Phải thẳng thắn thừa nhận sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản nhằm cứu đồng yên đã thất bại. Và sự thất bại đó xảy ra hợp lẽ vì những lý do chính đáng.
MỜI QUÝ VỊ XEM PHIÊN BẢN KHÁC TRÊN WEBSITE VIP GIAVANG.NET CỦA CHÚNG TÔI (KHÔNG QUẢNG CÁO, TỐC ĐỘ TRUY CẬP NHANH)
BOJ quyết định can thiệp thị trường ngoại hối lần đầu tiên sau rất nhiều năm vào ngày 22/9. Hành động này đã đẩy cặp USD/JPY từ gần 146 xuống dưới 141 khiến cho phe mua USD/JPY hoảng sợ. Tuy nhiên, ngay sau đó, cặp USD/JPY nhanh chóng phục hồi lên 143 và tăng một cách khá cầm chừng. Giới đầu tư từ cuối tháng 9 vẫn khá lo ngại BOJ bất ngờ can thiệp và chỉ đẩy cặp USD/JPY lên một cách từ từ.
Sau đó, BOJ đã có một động thái khác vào tuần trước sau khi cặp tiền này chạm đỉnh 146, tạm thời gây ra mức giảm 100 pip. Tuy nhiên, đà giảm của USD/JPY bị triệt tiêu chỉ trong vòng vài phút. Hai lần BOJ can thiệp là hai lần thất bại. Vì thế, nhà đầu tư đã không còn sợ cái gọi là sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Nhật Bản nữa.
Các yếu tố cơ bản chỉ ra tỷ giá USD/JPY cao hơn: lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là -0,10% và ở Mỹ là 3-3,25%. BOJ đang in đồng yên để mua trái phiếu Nhật Bản và giữ lợi suất 10 năm giới hạn ở mức 0,25%. Trong khi đó, Fed đang cho phép bảng cân đối kế toán của mình siết chặt, rút tiền khỏi thị trường – tức là hành động ngược với in tiền. Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm cao nhất nhiều năm trên 4%. Tất cả những điều đó chỉ ra tỷ giá USD/JPY cao hơn, khiến việc can thiệp trở nên khó khăn hơn.
Nhìn lại vấn đề riêng của Nhật Bản. Trong năm 2011, Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia khác đã phối hợp can thiệp để làm suy yếu đồng yên, hỗ trợ các nhà xuất khẩu sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân. Đồng yên lúc đó yếu nhưng vẫn cân bằng được vì nó được điều phối. Lần này, không có ai cứu yên cả. Thậm chí BOJ có hành động nhưng cũng không đạt được kết quả.
Nếu Nhật Bản lo lắng về lạm phát nhập khẩu cao hơn do đồng yên yếu hơn, nước này có thể dễ dàng tăng lãi suất và ngừng mua trái phiếu. Điều đó sẽ khiến USD/JPY rơi tự do chứ không phải các nhịp giảm hời hợt như hiện tại.
Một lúc nào đó đồng Yên sẽ tăng bền vững. Tuy nhiên, điều này có lẽ sẽ xảy ra chỉ khi Thống đốc BOJ đương nhiệm Haruhiko Kuroda kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4, và có lẽ sớm hơn. BOJ đã rất cứng đầu, đến nỗi rất khó để dự báo về tương lai tốt đẹp của đồng yên. Nhưng giống như việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ từ bỏ việc neo cố định tỷ giá EUR/CHF, BOJ cuối cùng sẽ hành động – và điều đó sẽ khiến USD/JPY giảm hàng trăm pips. Nhưng, chúng tôi cũng như bạn, đều không biết khi nào.
Giavang.net