Sau 3 tháng giảm mạnh, thị trường vàng vừa chứng kiến một động lực tăng giá mới. Đà hồi phục ấn tượng của vàng diễn ra khi nền kinh tế Hoa Kỳ thu hẹp trong quý thứ hai liên tiếp.
Các nhà kinh tế và chính trị gia đang có góc nhìn khá đa chiều về việc liệu Hoa Kỳ có đang ở trạng thái suy thoái hay không. Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) là cơ quan duy nhất có thẩm quyền khẳng định nước Mỹ suy thoái hay không và việc công bố cũng phải mất nhiều tháng để đưa ra. Tuy nhiên, định nghĩa truyền thống của suy thoái kĩ thuật là nền kinh tế suy giảm trong 2 quý liên tiếp.
Dù các chính trị gia và nhà kinh tế có đang nghĩ gì đi chăng nữa, người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu cảm thấy tác động của việc tăng lãi suất và lạm phát cao liên tục. Dữ liệu từ hội đồng Hội nghị Hoa Kỳ trong tuần qua cho thấy niềm tin của người tiêu dùng tháng 7 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Sự bi quan của người tiêu dùng ngày càng tăng được cho là sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng hơn nữa. Đồng thời, một cuộc thăm dò trên Twitter trong tuần cuối tháng 7 cho thấy 80% người theo dõi Kitco News nghĩ rằng Hoa Kỳ đang trong thời kỳ suy thoái.
Trong khi thị trường sẽ nhường phần việc tranh luận về suy thoái cho các chính trị gia và các nhà kinh tế, thì chúng ta cảm nhận chắc chắn rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đang chậm lại. Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang đang bắt đầu khó khăn, và theo các nhà phân tích thị trường, điều đó tốt cho vàng. Suki Cooper, nhà phân tích kim loại quý tại Standard Chartered, cho biết trung bình, giá đã tăng 15% hàng năm trong suốt 7 cuộc suy thoái vừa qua.
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ chỉ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7 vừa qua dù lạm phát lại lên một mức đỉnh kỉ lục mới. Đồng thời, Cục Dự trữ Liên bang nói rằng việc thắt chặt mạnh mẽ hơn nữa sẽ được thực hiện nếu dữ liệu hỗ trợ nó.
Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư chú trọng nhất là một sự thay đổi nhẹ trong chính sách tiền tệ. Chủ tịch Powell cũng nói rằng việc thắt chặt sẽ phải chậm lại khi nền kinh tế bắt đầu cảm thấy tác động của việc tăng lãi suất.
Tại một thời điểm nào đó, sẽ là thích hợp để giảm tốc độ. Chúng tôi đã thực hiện nhiều động thái mạnh mang tính đón đầu. Bây giờ chúng tôi đang tiến gần hơn đến nơi chúng tôi cần.
Thị trường hiện đang kì vọng Fed sắp kết thúc chu kỳ chính sách tiền tệ của mình. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, John Hathaway, giám đốc danh mục đầu tư cấp cao của Sprott Hathaway Special Situations Strategy, chia sẻ suy nghĩ của bản thân rằng sự xoay trục chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang có thể đến sớm nhất là vào tháng 9 khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà phân tích đều lạc quan rằng vàng đã sẵn sàng tăng trở lại mức $2000. Thứ Sáu 29/7, Chỉ số giá chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân cốt lõi của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy lạm phát đang giữ gần mức cao nhất trong 40 năm là 4,8%.
Phillip Streible, chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures, cho biết trong cuộc khảo sát vàng cuối tuần qua như sau:
Nếu lạm phát vẫn ở mức nóng, thì Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ. Điều đó sẽ hạn chế đà tăng của vàng.
Streible nói rằng với đợt phục hồi mới này của vàng, ông sẽ tìm cách thu một phần lợi nhuận khi giá đẩy lên $1800.
Giavang.net