Tóm tắt
- Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và phát đi tín hiệu nâng lãi suất nhiều hơn khi lạm phát vẫn ở mức cao trong cuộc họp chính sách ngày hôm nay 27/7.
- Vì hành động khá chậm so với Fed, ECB sẽ muốn thể hiện sự hiếu chiến của mình.
- Nếu không có những dự báo mới, Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ khá chật vật trong việc thuyết phục các thành viên NHTW.
Phân tích
Mùa đông kinh tế (giai đoạn kinh tế ảm đạm) đang đến với Khu vực đồng tiền chung châu Âu – ít nhất là theo các cuộc khảo sát mới nhất từ lục địa già. Liệu tình hình khó khăn đó có làm cho đợt tăng lãi suất tháng 7 (gần như chắc chắn) của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) trở thành đợt tăng lãi suất cuối cùng trong chu kỳ không? Đây là những gì thị trường kì vọng, nhưng liệu bà Lagarde – Chủ tịch ECB có đáp ứng?
Dưới đây là những dự báo của chúng tôi về quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đưa ra lúc 12:15 GMT và họp báo diễn ra lúc 12:45 GMT.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm, triển vọng kinh tế lao đao
ECB có “một kim chỉ nam trong la bàn” – giữ lạm phát quanh mức 2% YoY (so với cùng kì năm ngoái). Mức đỉnh kỉ lục của lạm phát tại khu vực EU là 10,6% YoY và hiện lạm phát đang hạ nhiệt khi Ngân hàng trung ương liên tục tăng lãi suất.
Lãi suất tái cấp vốn chính của ECB là 4,00% và lãi suất tiền gửi của họ là 3,50%. Trước đó, Ngân hàng trung ương đã áp dụng lãi suất âm trong rất nhiều năm. Tuy nhiên, những nỗ lực này chỉ giúp làm giảm lạm phát xuống chỉ còn 5,50% và ngân hàng báo hiệu sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (bps) thêm để đảm bảo giành chiến thắng trong cuộc chiến với lạm phát.
Tuy nhiên, tổ chức có trụ sở tại Frankfurt đang phải đối mặt với nhiều áp lực, hệ quả hơn những gì mà họ nhắm đến – nền kinh tế đang hạ nhiệt cùng với lạm phát. Tăng trưởng gần bằng 0 ở nhiều quốc gia và Đức đã bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật, theo dữ liệu sửa đổi trong quý đầu tiên.
Triển vọng cho tương lai gần thậm chí còn ảm đạm hơn. Các Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) sơ bộ (chỉ báo về tương lai) của S&P Global đã xấu đi nhanh chóng, cho thấy một cuộc suy thoái sâu hơn đang chờ phía trước.
Chỉ số PMI tổng hợp của Eurozone, theo dõi hoạt động trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đã giảm xuống 48,9 vào đầu tháng 7, dưới ngưỡng 50 điểm chỉ ra trạng thái thu hẹp của hoạt động của nền kinh tế.
Trong những tuần gần đây, các quan chức tại ECB đã bày tỏ lo ngại về sự suy giảm của dữ liệu và thị trường kỳ vọng đợt tăng lãi suất trong ngày 27/7 sẽ là lần cuối cùng.
Tuy nhiên, có ba lý do khiến ngân hàng này giữ lập trường diều hâu của mình – để ngỏ khả năng tăng lãi suất hơn nữa và kích hoạt đà tăng của đồng EUR.
Ba lý do khiến đồng Euro tăng giá trước quyết định của ECB
Lạm phát cơ sở vẫn quá cao
Thành công của việc giảm lạm phát tại châu Âu không chỉ xuất phát từ việc ECB hạ lãi suất, nó xuất phát từ việc giá năng lượng đã giảm đáng kể, góp phần làm giảm lạm phát chung. Mặt khác, tình trạng thiếu lao động đã khiến lạm phát cơ bản – loại trừ giá năng lượng và lương thực dễ biến động – ở mức quá cao 5,50%. Lạm phát cơ bản không giảm đủ sâu để ECB có thể ngừng hành động.
Việc tăng lãi suất tác động đến loại lạm phát khó khăn này bằng cách khuyến khích tiết kiệm và giảm cho vay. Để thấy CPI lõi có xu hướng thấp hơn, ECB có thể sẽ cần duy trì lập trường diều hâu của mình và để ngỏ khả năng tăng lãi suất nhiều hơn.
Nhưng rõ ràng vấn đề không chỉ xuất phát từ mỗi lạm phát
ECB sẽ không muốn tỏ ra yếu kém sau khi Fed có quan điểm diều hâu
Tổ chức có trụ sở tại Frankfurt sẽ công bố quyết sách của mình chưa đầy 24 giờ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất đêm qua. Quan trọng hơn là, Fed vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm trong tương lai.
Trong bối cảnh lãi suất của Hoa Kỳ vượt quá 5% (hiện là 5,25 – 5,5%) mặc dù lạm phát toàn diện đã giảm xuống 3% và lạm phát cơ bản xuống 4,8%, ECB sẽ không muốn bị coi là những chú bồ câu trong việc chống lạm phát so với các đồng nghiệp. Quyết định của ECB sẽ tác động ngay lập tức tới tỷ giá EUR/USD. Nếu ECB ôn hòa, EUR/USD sẽ sụt giảm khiến giá nhập khẩu đắt hơn, đẩy lạm phát lên cao hơn.
Bà Lagarde cần dự báo mới của ECB để thuyết phục phe diều hâu
Chủ tịch ECB Christine Lagarde thường được coi là một người bồ câu, ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng. Đương nhiên nhiên, bà không đơn độc bởi khu vực đồng euro bao gồm 20 quốc gia. Tuy nhiên, phe diều hâu trong Hội đồng quản trị của bà đã chiếm thế thượng phong trong năm qua. Đức và các ngân hàng trung ương phía bắc khác đã đúng khi họ thể hiện sự lo ngại lạm phát của họ và chắc chắn họ không muốn bỏ cuộc khi chưa đạt được mục đích.
Các ngân hàng trung ương đều tuyên bố hành động của họ dựa trên dữ liệu và để dừng việc thắt chặt tiền tệ thì bà Lagarde và những chú chim bồ câu trong ECB sẽ cần nhiều dữ liệu hơn. Lần cuối các thành viên ECB công bố dự báo kinh tế và lãi suất là vào 6, tương đối lạc quan. Các dự đoán tiếp theo sẽ được công bố trong cuộc họp tháng 9.
Trong khi triển vọng kinh tế và lạm phát có thể sẽ bị hạ thấp, ECB chưa thể tuyên bố chiến thắng lạm phát – cũng như lo lắng về nền kinh tế – ngay bây giờ. Đại diện cho toàn bộ Hội đồng quản trị, bà Lagarde sẽ phải truyền tải một thông điệp diều hâu hơn những gì PMI ngụ ý.
Đây là một lý do khác khiến chúng tôi tin tưởng vào lập trường diều hâu hơn so với mong đợi của thị trường, dẫn đến việc đồng Euro tăng vọt.
Kết luận
ECB gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7, một động thái đã được thị trường định giá đầy đủ. Dựa trên dữ liệu ngày càng xấu đi, các nhà đầu tư kỳ vọng đây sẽ là lần tăng lãi suất cuối cùng của Ngân hàng trung ương châu Âu – tuy nhiên có những lý do chính đáng để tin rằng ECB vẫn sẽ đi theo thiên hướng diều hâu, thúc đẩy đồng Euro.
Giavang.net