Trong Triển vọng Kinh tế Thế giới mới công bố, Quỹ tiền tệ thế giới IMF cho biết dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 của họ hiện ở mức 5,9% so với mức ước tính 6% của tháng 7 trước đó. Dự báo cho năm 2022 giữ nguyên ở mức 4,9%.
IMF cho biết trong báo cáo:
Việc điều chỉnh khiêm tốn này che dấu sự đánh giá thấp với một số quốc gia. Triển vọng đối với nhóm các nước đang phát triển có thu nhập thấp đã xấu đi đáng kể do đại dịch ngày càng tồi tệ. Việc hạ mức kì vọng tăng trưởng kinh tế cũng phản ánh triển vọng khó khăn hơn trong ngắn hạn đối với nhóm các nền kinh tế tiên tiến, một phần do gián đoạn nguồn cung.
Dự báo tăng trưởng năm 2021 của Hoa Kỳ đã giảm từ 7% xuống 6% do hạn chế về nguồn cung. Ngoài ra, báo cáo cũng cảnh báo rằng nếu Hoa Kỳ không thông qua gói cơ sở hạ tầng trị giá 4 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joe Biden, IMF sẽ tiếp tụ hạ dự báo đối với Hoa Kỳ hơn nữa.
Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc cho năm nay chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm xuống 8%. Dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Anh, Canada và Đức cũng bị cắt giảm. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng của khu vực đồng euro cho năm 2021 được nâng lên 5% từ 4,6% trước đó.
Sau khi báo cáo được công bố, giá vàng đã tăng hơn 10USD, giá vàng kỳ hạn tháng 12 trên sàn Comex tăng hơn 12 USD lên 1768,60$, tăng 0,73% trong ngày. Đồng thời, nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên đối với vàng phần nào bị hạn chế bởi sự tăng giá của chỉ số đô la Mỹ.
IMF cũng cảnh báo rằng sự phục hồi hậu Covid-19 có vẻ ngày càng bị chia rẽ. Gita Gopinath, giám đốc nghiên cứu kinh tế của IMF, cho biết trong báo cáo:
Nhìn chung, rủi ro đối với triển vọng kinh tế đã tăng lên và việc đánh đổi chính sách trở nên phức tạp hơn. Sự phân hóa nguy hiểm về triển vọng kinh tế giữa các quốc gia vẫn là một mối lo ngại lớn.
Sự chênh lệch trong sự phục hồi kinh tế này chủ yếu đến từ cái mà IMF gọi là ‘khoảng cách lớn về vắc xin’, lưu ý rằng 96% dân số ở các nước thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm chủng.
Với lo ngại lạm phát đình trệ gia tăng khiến các nhà đầu tư lo lắng trong quý cuối cùng của năm, báo cáo của IMF cho biết họ cho thấy lạm phát sẽ quay trở lại mức 2% ở các nền kinh tế tiên tiến vào giữa năm tới. Tuy nhiên, các quốc gia mới nổi và đang phát triển vẫn có khả năng lạm phát ở mức 4,9% trong năm tới.
Tuy nhiên, hiện tại, rủi ro lạm phát đang ‘nghiêng về phía tăng’, trong khi rủi ro tăng trưởng ‘nghiêng về phía giảm’, báo cáo chỉ ra. IMF cho biết:
Rủi ro lạm phát đang có xu hướng ngược lại và có thể trở thành hiện thực nếu sự không khớp cung – cầu do đại dịch gây ra tiếp tục lâu hơn dự kiến.
Đối với các ngân hàng trung ương, điều này có nghĩa là sẵn sàng thay đổi chiến thuật nhanh chóng và thắt chặt chính sách tiền tệ nếu lạm phát tiếp tục kéo dài. Báo cáo chỉ ra:
Mặc dù các ngân hàng trung ương nhìn chung có thể xem xét áp lực lạm phát là nhất thời và tránh thắt chặt cho đến khi có sự rõ ràng hơn về động lực giá cơ bản, nhưng họ nên sẵn sàng hành động nhanh chóng nếu sự phục hồi tăng lên nhanh hơn dự kiến hoặc rủi ro về kỳ vọng lạm phát gia tăng trở nên hữu hình.
Giavang.net