(GVNET) – Tóm tắt
- Tỷ giá trung tâm tăng 15 đồng chỉ sau 1 phiên giảm.
- Ngân hàng thương mại tăng đồng thuận.
- USD tự do giảm 40 đồng mua – bán.
- Yen Nhật tăng 1-1,5 đồng tại các doanh nghiệp.
Hôm nay (17/2) Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được áp dụng trong ngày ở mức 24.577 VND/USD, tăng 15 đồng so với niêm yết trước. Với biên độ +/-5% theo quy định, tỷ giá sàn hiện là 23.348 VND/USD, tỷ giá trần là 25.806 VND/USD.
Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cập nhật lúc 13h:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.226 – 25.610 VND/USD, tăng 30 đồng chiều mua và bán so với giá chốt phiên cuối tuần.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.240 – 25.600 VND/USD, tăng 20 đồng cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên liền trước.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.242 – 25.640 VND/USD, tăng 85 đồng giá mua và 65 đồng giá bán so với đóng cửa cuối tuần trước.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.258 – 25.618 VND/USD, mua vào – bán ra cùng tăng 25 đồng so với cuối tuần qua.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.230 – 25.650 VND/USD, tăng 30 đồng chiều mua, 20 đồng chiều bán so với giá chốt phiên trước.
Maritimebank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.262 – 25.598 VND/USD, giá mua tăng 52 đồng, giá bán tăng 8 đồng so với phiên cuối tuần.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do giảm 40 đồng chiều mua và bán so với niêm yết trước, giao dịch hiện đứng tại 25.610 – 25.710 VND/USD.

Chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác hiện ở mức 106,74 điểm.
Tỷ giá USD đã giảm thêm do sự chậm trễ trong việc áp dụng thuế quan thương mại của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên hy vọng rằng kế hoạch đó có thể không quá đáng lo ngại, trong khi sự lạc quan về một thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine đã giúp đồng euro tăng giá.
Chỉ số DXY giao dịch ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2024 khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng 1, khiến các nhà giao dịch tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay.
Ông Vassili Serebriakov, chiến lược gia ngoại hối tại UBS, cho biết các thị trường vẫn hy vọng rằng những trở ngại về thuế quan sẽ không quá lớn như lo ngại trước đây, vì vậy có lẽ yếu tố tác động lớn hơn trong phiên vừa rồi là về khả năng ngừng bắn giữa Nga và Ukraine và mức độ tích cực của điều đó đối với tăng trưởng của châu Âu.
Tỷ giá yen Nhật (JPY) tại các ngân hàng thương mại thời điểm 13h30:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 161,98 – 172,28 VND/JPY, giá mua – bán tăng lần lượt 1,44 và 1,53 đồng so với giá chốt cuối tuần qua.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 164,28 – 171,94 VND/JPY, tăng 1,26 đồng chiều mua và 1,29 đồng chiều bán so với giá chốt phiên trước.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 161,02 – 173,5 VND/JPY, mua vào tăng 1,34 đồng, bán ra tăng 1,21 đồng so với chốt phiên cuối tuần.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 164,92 – 172,17 VND/JPY, tăng 1,14 đồng cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên liền trước.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 164,98 – 170,69 VND/JPY, tăng 1,12 đồng mua và và 1,08 đồng bán ra so với cuối tuần qua.

Tỷ giá USD/JPY ghi nhận mức tăng 0,59% trong tuần kết thúc ngày 14/2, đóng cửa ở mức 152,282. Trong tuần, cặp tỷ giá này giảm xuống mức thấp nhất 151,170 trước khi phục hồi lên mức cao 154,797, phản ánh sự thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư trước các tín hiệu chính sách từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Hiện tại, cặp tiền tệ này đang giao dịch ở mức 151,602.
Shane Oliver, Trưởng chiến lược đầu tư kiêm Kinh tế trưởng tại AMP, nhận định rằng tốc độ tăng trưởng tiền lương tại Nhật Bản tiếp tục duy trì ổn định, hỗ trợ lập luận rằng BoJ có thể tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ một cách dần dần. Dữ liệu cho thấy thu nhập tiền mặt trung bình của Nhật Bản trong tháng 12 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 3,9% trong tháng 11. Xu hướng tăng lương này có thể là yếu tố then chốt trong việc định hình chính sách của BoJ, khi ngân hàng trung ương này vẫn ưu tiên kiểm soát lạm phát do nhu cầu kéo.
Tại Mỹ, báo cáo về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào ngày 20/2 sẽ cung cấp thêm thông tin về sức mạnh của thị trường lao động. Các nhà kinh tế dự báo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp sẽ tăng từ 213.000 trong tuần kết thúc ngày 8/2 lên 216.000 trong tuần kết thúc ngày 15/2.
Nếu số liệu này tăng mạnh, điều đó có thể cho thấy thị trường lao động đang chậm lại, làm giảm áp lực lạm phát và gia tăng kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm 2025. Ngược lại, nếu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm, điều này sẽ củng cố đà tăng trưởng tiền lương và chi tiêu tiêu dùng, từ đó làm suy yếu kỳ vọng về chính sách nới lỏng của Fed.
Bên cạnh dữ liệu lao động, chỉ số PMI dịch vụ của S&P Global cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ giá USD/JPY. Các nhà phân tích dự báo chỉ số này sẽ tăng từ 52,9 trong tháng 1 lên 53,2 trong tháng 2. Với việc lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 80% GDP của Mỹ, một kết quả mạnh mẽ có thể khiến Fed duy trì lập trường thận trọng trong việc cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần theo dõi các chỉ số lao động và chi phí đầu vào. Nếu dữ liệu cho thấy thị trường lao động thắt chặt và lạm phát tiền lương gia tăng, khả năng Fed duy trì chính sách lãi suất cao sẽ càng lớn.
Giavang.net