(GVNET) – Tóm tắt
- Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng sau 8 phiên tăng mạnh.
- Ngân hàng thương mại giảm mạnh.
- USD tự do mất 40-50 đồng.
- Yen Nhật tăng 1-1,6 đồng.
Hôm nay (14/2) Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm cặp đồng tiền VND/USD được áp dụng trong ngày ở mức 24.562 VND/USD, giảm 10 đồng so với niêm yết trước. Trước khi giảm 10 đồng hôm nay, tỷ giá trung tâm đã có 8 phiên tăng liên tục với tổng mức điều chỉnh lên tới gần 150 đồng.
Với biên độ +/-5% theo quy định, tỷ giá sàn hiện là 23.334 VND/USD, tỷ giá trần là 25.790 VND/USD.
Tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cập nhật lúc 13h30:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.220 – 25.610 VND/USD, giảm 50 đồng chiều mua và bán so với giá chốt phiên hôm trước.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.240 – 25.600 VND/USD, giá mua – bán cùng giảm 60 đồng so với đóng cửa hôm qua.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.197 – 25.595 VND/USD, mua vào giảm 60 đồng, bán ra giảm 70 đồng so với chốt phiên thứ Năm.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.233 – 25.593 VND/USD, tăng 8 đồng chiều mua và bán so với đóng cửa ngày 13/2.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.220 – 25.650 VND/USD, giảm 50 đồng cả hai chiều mua – bán so với chốt phiên liền trước.
Maritimebank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mốc 25.245 – 25.600 VND/USD, mua vào và bán ra cùng giảm 76 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do giảm 50 đồng chiều mua, 40 đồng chiều bán so với niêm yết trước, giao dịch hiện đứng tại 25.610 – 25.710 VND/USD.
![](https://giavang.net/wp-content/uploads/2025/02/image-104.png)
Chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đã giảm về mức 107,08 điểm.
Tỷ giá USD suy yếu sau khi các thành phần của báo cáo giá sản xuất tháng 1 chỉ ra lạm phát thấp hơn. USD sau đó tiếp tục giảm khi Nhà Trắng tuyên bố rằng thuế quan đối ứng với các quốc gia khác sẽ không được áp dụng ngay lập tức.
Dữ liệu giá sản xuất công bố hôm qua cho thấy lạm phát PCE cốt lõi, thước đo được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ưa thích, có khả năng sẽ thấp hơn mức dự kiến trước đó cho tháng 1 khi được công bố vào cuối tháng, mặc dù giá sản xuất tăng cao hơn mức các nhà kinh tế dự đoán.
Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân dự kiến được công bố vào ngày 28/2. Các nhà kinh tế tại Morgan Stanley đã điều chỉnh kỳ vọng lạm phát PCE cốt lõi của tháng 1 từ 0,4% xuống 0,3% sau tin tức hôm qua.
Đồng bạc xanh đã thu hẹp mức trượt giá trong thời gian ngắn trước khi giảm xuống mức thấp hơn sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông sẽ áp thuế quan đối ứng với mọi quốc gia áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Thuế quan sẽ không có hiệu lực vào thứ Năm nhưng có thể bắt đầu được áp dụng trong vòng vài tuần khi nhóm thương mại và kinh tế của Trump nghiên cứu mức thuế quan song phương và mối quan hệ thương mại. Thông báo này dường như để thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các nước.
Tỷ giá yen Nhật (JPY) tại các ngân hàng thương mại thời điểm 14h:
Vietcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 160,4 – 170,59 VND/JPY, tăng 1,01 đồng giá mua và 1,07 đồng giá bán so với cuối ngày hôm qua.
BIDV, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 162,89 – 170,48 VND/JPY, tăng 1,11 đồng chiều mua và 1,14 đồng chiều bán so với giá chốt hôm trước.
Techcombank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 159,72 – 172,22 VND/JPY, mua vào tăng 1,27 đồng, bán ra tăng 1,2 đồng so với chốt phiên 13/2.
Vietinbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 163,78 – 171,03 VND/JPY, giá mua và bán cùng tăng 1,61 đồng so với chốt phiên chiều qua.
Eximbank, niêm yết giao dịch mua – bán ở mức 163,83 – 169,58 VND/JPY, tăng 1,46 đồng chiều mua và 1,51 đồng chiều bán so với chốt phiên trước đó.
![](https://giavang.net/wp-content/uploads/2025/02/image-106.png)
Tỷ giá USD/JPY hiện giao dịch ở mức 152,72 yen đổi 1 USD. Đồng yen Nhật tiếp tục chịu áp lực sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, có hiệu lực từ 12/3. Ngoài ra, ông Trump cũng tuyên bố sẽ triển khai các mức thuế đối ứng nhằm đáp trả chính sách thuế của các quốc gia khác đối với hàng hóa Mỹ. Động thái này ngay lập tức làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Katsunobu Kato, cho biết chính phủ đang theo dõi sát sao ảnh hưởng của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế Nhật Bản và sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời. Trong khi đó, Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yoji Muto đã đề nghị chính quyền Mỹ miễn trừ Nhật Bản khỏi chính sách thuế đối với thép và nhôm. Tuy nhiên, động thái này dường như chưa đủ để hỗ trợ đồng yen, khi các nhà đầu tư vẫn lo ngại về tác động lâu dài của căng thẳng thương mại đối với xuất khẩu Nhật Bản.
Về chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda và Phó Thống đốc Shinichi Himino gần đây đã phát đi tín hiệu rằng BoJ có thể tiếp tục tăng lãi suất nếu kinh tế và lạm phát diễn biến đúng với dự báo. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý thận trọng, do chính sách thương mại của Mỹ có thể gây sức ép lên nền kinh tế Nhật Bản, làm chậm tốc độ phục hồi và ảnh hưởng đến quyết định điều chỉnh lãi suất của BoJ trong thời gian tới.
Giavang.net