Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,61 điểm (-0,15%), về mức 1.100,07 điểm; HNX-Index giảm 0,54 điểm (-0,34%), về mốc 226,11 điểm; UPCoM-Index giảm 0,06 điểm (-0,06%) xuống 85,98 điểm với 136 mã tăng và 126 mã giảm. T
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 400 mã giảm và 294 mã tăng. Sắc đỏ chiếm phần lớn trong rổ VN30 với 17 mã giảm, 11 mã tăng và 2 mã tham chiếu.
Thanh khoản thị trường có sự sụt giảm với khối lượng giao dịch khớp lệnh của VN-Index đạt hơn 730 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị đạt hơn 14.000 tỷ đồng; HNX-Index đạt hơn 92 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị hơn 1.700 tỷ đồng.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục bán ròng trên 367 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã VCB (136 tỷ) và VHM (69 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 16 tỷ đồng, trong đó các mã PVS (17 tỷ) và IDC (4 tỷ).
Thị trường mở cửa phiên chiều vẫn trong trạng thái lình xình và rung lắc nhẹ. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian dài giao dịch thăm dò, tâm lý mất kiên nhẫn đã khiến nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra khiến thị trường bắt đầu chìm trong sắc đỏ sau thời điểm 14h.
Áp lực bán gia tăng và lan rộng đã khiến VN-Index không giữ nổi mốc 1.100 điểm và lùi về sát mốc 1.090 điểm. Khi thị trường đang dần chuẩn bị tâm lý cho phiên không mấy khả quan khi ngưỡng hỗ trợ MA5 xuyên thủng và VN-Index tiếp tục lui xuống các hỗ trợ thấp hơn tại đường MA10-MA20 là 1.080-1.085 điểm, thì bất ngờ đã xảy ra ngay khi bước vào đợt khớp lệnh ATC. Lực cầu gia tăng mạnh tại thời điểm này đã giúp nhiều mã lớn và bé hồi phục. Qua đó, chỉ số VN-Index đã lấy lại thành công mốc 1.100 điểm.
Các ngành vừa và nhỏ nhìn chung diễn biến tích cực trong khi các ngành lớn lại phân hoá rõ rệt. Cụ thể, cổ phiếu thép gây ấn tượng nhất khi đồng loạt tăng mạnh: HPG tăng 2,64%, HSG tăng 4,12%, NKG tăng 4,88%.
Cổ phiếu chứng khoán diễn biến tích cực khi SSI tăng 2,11%, VND tăng 0,75%, VCI tăng 1,63%, HCM tăng 1,04%, VIX tăng 1,27%, FTS tăng 1,87%, BSI tăng 1,67%, CTS tăng 2,59%.
Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ cũng giao dịch tương đối khả quan: GAS tăng 0,38%, POW tăng 1,71% còn PGV và PLX đều đứng giá tham chiếu; MWG tăng 1,52%, PNJ tăng 0,13%, DGW tăng 2,12% trong khi FRT đứng giá tham chiếu.
Nội bộ các ngành lớn phân hoá mạnh. Ở nhóm ngân hàng, sắc đỏ nhỉnh hơn một chút, trong đó 2 mã giảm đáng kể là VPB và SSB, lần lượt mất đi 1,79% và 3,36% giá trị. Các cổ phiếu còn lại đa phần tăng nhẹ hoặc đứng giá tham chiếu.
Ở nhóm bất động sản, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn suy giảm, theo đó, VHM giảm 2,25%, VIC giảm 0,33%, BCM giảm 0,99%, VRE giảm 1,88%, NVL giảm 1,56%. Ở chiều ngược lại, KDH tăng 1,44%, PDR tăng 2,92%, DIG tăng 2,46%, NLG tăng 1,37%, DXG tăng 1,77%, LGC tăng 5,96%.
Nhóm sản xuất cũng phân hoá. Trong khi VNM giảm 1,29%, SAB giảm 1,76%, DPM giảm 0,62%, SBT giảm 2,1%, BHN giảm 2,37%, DCM giảm 0,65% thì MSN lại tăng 0,49%, GVR tăng 0,52%, DGC tăng 0,32%, VHC tăng 1,16%, DBC tăng 5,26%, PAN tăng 1,05%.
Giavang.net