Đồng Euro và bảng Anh giảm xuống mức thấp trong nhiều tuần so với đồng đô la Mỹ vững chắc hơn vào thứ Năm bởi các dữ liệu kinh tế yếu từ khu vực EU và mối lo ngại về Brexit nặng nề.
Dữ liệu cho thấy GDP của Đức không thay đổi trong quý IV năm ngoái, sau khi giảm 0,2% trong quý III trước đó.
Điều đó có nghĩa là nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro chỉ có thể tránh được suy thoái kỹ thuật, nhưng cũng không thể mở rộng kể từ tháng 6.
Đồng euro cũng đã phải chịu sự tổn thương trong 24 giờ qua bởi viễn cảnh bất ổn chính trị nhiều hơn ở Tây Ban Nha, một trong những đất nước tăng trưởng tốt hơn của khu vực trong những năm gần đây.
Nhu cầu về đồng bạc xanh tiếp tục được củng cố sau khi dữ liệu chỉ ra sức mạnh bền vững trong lạm phát lõi của Hoa Kỳ. Trong khi lạm phát của Hoa Kỳ ghi nhận tốc độ yếu nhất trong hơn 1,5 năm qua vào tháng 1, các nhà giao dịch tập trung vào thước đo giá cốt lõi, tăng trong tháng thứ ba liên tiếp, tạo cho đồng USD động lực.
Rodrigo Catril, chuyên gia chiến lược tiền tệ của NAB nhận định:
Xu hướng lạm phát cốt lõi của Mỹ vẫn ổn định, chống lại một số lo ngại về sự suy giảm tiềm năng… với mức 2,2% hàng năm, mức tăng hiện tại tăng so với mức tăng 1,8% của một năm trước. Nhìn chung, dữ liệu cho thấy chúng ta không thể loại trừ việc nối lại đà tăng lãi suất của Fed vào cuối năm nay.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Chỉ số đô la Mỹ, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chính, nhích 0,08% lên 97,012 lúc 16h28 giờ Việt Nam, tức 9h28 giờ GMT. Chỉ số này đã tăng 1,7% trong tháng này, sau hai tháng giảm liên tiếp.
EUR/USD đi ngang tại 1,1267, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 là 1,1249.
Đồng bảng Anh giảm giá, với GBP/USD lùi 0,07% xuống mức thấp nhất trong một tháng là 1,2837.
Đồng đô la đã giữ ổn định so với đồng yên, với USD/JPY ở mức 111,01 (+0,01%).
Đồng đô la Úc, thường được coi là phong vũ biểu cho khẩu vị rủi ro toàn cầu, cao hơn trong phiên thứ hai liên tiếp, với AUD/USD cộng 0,3% lên 0,7109 nhờ sự lạc quan về đàm phán thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Giavang.net