Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Năm 26/3 tại châu Âu, đồng tiền chung nổi lên như một điểm sáng khi 9 nước EU kêu gọi phát hành “trái phiếu Corona” nhằm chống lại sự bùng phát nghiêm trọng của Covid-19 tại khu vực.
Châu Âu đã trở thành chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc chiến chống lại sự lây lan Covid-19, với hơn 180.000 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Số người chết liên tục tăng trên toàn khu vực, với Ý hiện đăng ghi nhận số ca tử vong cao gấp đôi Trung Quốc và Tây Ban Nha đứng ngay phía sau. Tuy nhiên, tốc độ lây nhiễm mới dường như đang chậm lại nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên khắp lục địa, ngoại trừ Anh, các nhà phân tích tại Pantheon Macroeconomics cho biết trong một lưu ý tới khách hàng.
Những biện pháp được thiết kế nhằm chống lại virus chết người đã khiến tất cả các nền kinh tế chủ chốt của EU rơi vào bế tắc. Dữ liệu mới nhất cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, niềm tin tiêu dùng của Đức đạt mức thấp nhất kể từ năm 2009 trong khi niềm tin kinh doanh của Pháp sụt giảm ở mức kỷ lục trong tháng 3, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.
Mặc dù ECB đã đưa ra một gói nới lỏng định lượng khổng lồ, nhưng rõ ràng mức độ mà các quốc gia riêng lẻ có thể chống lại đại dịch phụ thuộc vào sức mạnh của bảng cân đối kế toán của họ. Với suy nghĩ này, 9 quốc gia châu Âu vào cuối ngày thứ Tư đã kêu gọi các đối tác EU của họ phát hành cái gọi là trái phiếu corona – một công cụ nợ mới sẽ kết hợp chứng khoán từ các quốc gia khác nhau.
“Chúng ta cần phải nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình và sự cần thiết phải tiếp tục hành động để củng cố nền kinh tế của chúng ta ngày hôm nay”, các nhà lãnh đạo nhà nước Ý, Pháp, Bỉ, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ireland, Slovenia và Luxembourg cho biết hôm thứ Tư.
“Áp dụng công cụ như vậy là cực mạnh, vì tất cả chúng ta đang phải đối mặt với một cú sốc đối xứng bên ngoài, mà không có quốc gia nào chịu trách nhiệm, nhưng hậu quả tiêu cực của nó thì tất cả chúng ta cùng phải chịu”, 9 nhà lãnh đạo nói.
Những trái phiếu này sẽ gây tranh cãi, với các nhà hoạch định chính sách ở các nước như Đức, Hà Lan và Áo rất cảnh giác với ý tưởng phát hành nợ cùng với các quốc gia có đòn bẩy cao, như Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
Động thái này được đưa ra một ngày sau khi Đức, Áo và Hà Lan ngừng cuộc thảo luận về một hành động như vậy tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính eurozone. Sự chú ý bây giờ chuyển sang một cuộc gọi hội nghị quan trọng giữa 27 nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu vào thứ Năm tuần sau.
Ngân hàng Anh cũng sẽ tổ chức cuộc họp Ủy ban Chính sách tiền tệ thường xuyên, nhưng dự kiến sẽ là một cuộc tranh luận nảy lửa vì đây là thời điểm đánh giá sự thành công của các biện pháp mà họ đã thực hiện cho đến nay.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 16h27 giờ Việt Nam, tức 9h27 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, mất 0,58% còn 100,415.
Đồng bảng mở rộng kịch bản tăng giá, tỷ giá GBP/USD cộng 0,29% đạt 1,1919.
Cùng chiều, đồng tiền chung giao dịch trong sắc xanh, cặp EUR/USD lên mức 1,0939 (+0,53%).
Đồng Yên Nhật tăng mạnh trở lại nhờ vị thế trú ẩn, USD/JPY giao dịch tại 110,07 (-1,01%).
France Thụy Sỹ cũng là đồng tiền an toàn được ưa chuộng, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9735 (-0,33%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa tăng giá, đẩy USD/CNY lùi 0,32% về mức 7,0869.
Các đồng tiền hàng hóa, gồm đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand tăng nhẹ so với đồng bạc xanh. Cụ thể, USD/AUD tụt dốc 0,12% về giao dịch ở 1,6759. Tỷ giá USD/NZD rớt 0,10% về ngưỡng 1,7074.
Đô la Canada nhích nhẹ so với tiền tệ Mỹ, cặp USD/CAD giao dịch ở 1,4184 (-0,05%).
Giavang.net