Trung Quốc đã tăng lượng vàng nắm giữ trong kho dự trữ ngoại tệ lần đầu tiên trong vòng hơn 2 năm qua, theo thông tin từ tờ Nikkei Asia.
Thêm vàng vào dự trữ ngoại hối lần đầu tiên trong hai năm qua.
Các số liệu cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2018, dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.852 tấn, trị giá khoảng 76 tỉ USD, cao hơn 10 tấn so với tháng trước đó và là lần tăng đầu tiên kể từ 10.2016.
Cùng thời điểm đó, lượng trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bắc Kinh nắm giữ đã ghi nhận những tháng sụt giảm liên tiếp.
Theo các chuyên gia, trong 2 năm trở lại đây, Trung Quốc đã giữ tổng dự trữ ngoại tệ ổn định ở mức hơn 3.000 tỉ USD và mua một loạt tài sản đa dạng hơn để thay thế lượng trái phiếu chính phủ Mỹ đã bán ra. Lượng vàng nắm giữ gia tăng có thể là một phần trong những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD.
Dự trữ vàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 1.852 tấn vào cuối năm 2018, trị giá khoảng 76 tỉ USD, theo dữ liệu của ngân hàng trung ương Trung Quốc. Con số này đánh dấu mức tăng khoảng 10 tấn so với tháng 11.2018 và là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 10.2016.
Bắc Kinh đã tăng mạnh dữ trữ vàng từ 1.054 tấn lên 1.658 tấn hồi tháng 6.2015 và tiếp tục tăng dần cho đến mùa thu năm 2016.
Trong khi đó, dự trữ trái phiếu Mỹ của Trung Quốc đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp xuống 1.140 tỉ USD vào cuối tháng 10.2018, giảm 5% so với đỉnh hồi tháng 8/2017, theo dữ liệu của chính phủ Mỹ.
Vì khủng hoảng kinh tế khiến đồng nhân dân tệ trượt giá, Bắc Kinh có thể đã bán tháo tài sản bằng đồng USD để củng cố đồng tiền nước này. Đây cũng là nguyên nhân của sự sụt giảm về lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ.
Trung Quốc đã giữ tổng dự trữ ngoại tệ ổn định ở mức hơn 3.000 tỉ USD trong hai năm qua bằng cách mua một loạt tài sản đa dạng hơn để thay thế cho khoản nợ chính phủ Mỹ đã bị bán ra. Sự gia tăng lượng vàng nắm giữ của Trung Quốc có thể là một phần của sự thay đổi này.
Bớt phụ thuộc vào USD
Do căng thẳng thương mại đang diễn ra, Trung Quốc “có lẽ sẽ muốn giảm sự phụ thuộc vào chứng khoán bằng đồng USD trong dự trữ ngoại tệ của họ”, ông Yusuke Miura, nhà kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Mizuho của Nhật Bản, cho hay.
Trong tháng này, Bắc Kinh cho biết đã chỉ định Khu Tự trị Dân tộc Choang ở Quảng Tây, giáp với Việt Nam, trở thành đặc khu kinh tế nhằm liên kết Trung Quốc và Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Ngoài việc thúc đẩy đầu tư tài chính xuyên biên giới, động thái này nhằm khuyến khích sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại với ASEAN.
Bằng cách nâng cao triển vọng của một khối kinh tế lớn khỏi đồng bạc xanh, Bắc Kinh đang hi vọng đạt được lợi thế trong các cuộc đàm phán thương mại với báo cáo dự trữ ngoại hối mới nhất được công bố ngày 7/1, cùng ngày với vòng đàm phán cấp sự vụ cuối cùng với Mỹ.
Theo NCĐT