Trong phiên giao dịch ngày cuối tuần 21/6, giá vàng giao ngay đã vượt lên trên mốc tâm lý $1400 và từng chạm mức $1411 – cao nhất trong 6 năm qua. Vậy, thị trường tại sao lại tăng như vậy, và nhà đầu tư nghĩ gì về diễn biến giá vàng tiếp theo?
Hợp đồng vàng tương lai tạo đỉnh tại $1415,40/oz trước khi giảm nhiệt, chốt phiên giao dịch ở mức $1401,6.
Tại sao vàng tăng? Câu trả lời chính là lập trường ôn hòa trong chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giữa tuần này, Fed đã “mở cửa” cho việc có thể cắt giảm lãi suất trong tương lai, khiến cho lần đầu tiên lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm giảm xuống dưới 2% – một mức tâm lý quan trọng – kể từ tháng 11/2016.
Ông David Lennox, nhà phân tích tài nguyên tại Fat Prophets, chia sẻ với CNBC trong một email:
Sự tương quan trái chiều giữa giá vàng và đồng USD đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ xô vào vàng trước bất kỳ biểu hiện yếu kém nào của đồng USD.
“Khi lãi suất cơ bản giảm, đồng USD cũng sẽ không tránh khỏi khả năng suy yếu,” ông nói thêm rằng sự mất giá trị của đồng bạc xanh có thể được khuếch đại khi các chính sách nới lỏng lại xuất hiện. Hơn nữa, bối cảnh địa chính trị bất ổn đã khiến cho vàng – “thiên đường an toàn” của nhà đầu tư – trở nên hấp dẫn hơn.
Kim loại quý cũng được hỗ trợ từ lo ngại về cuộc tấn công quân sự tiềm năng của Mỹ chống lại Iran và xung đột thương mại toàn cầu.
Trong ngày thứ Năm, Citigroup khẳng định rằng tâm lý lạc quan hoàn toàn có cơ sở, khả năng giá vàng lên mức $1500 cho đến $1600 trong vòng 12 tháng tới theo kịch bản lạc quan bao gồm những yếu tố như lãi suất cho vay rớt xuống dưới 0%.
Trong dài hạn, một rủi ro đối với thị trường là Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không tuân thủ theo lộ trình hạ lãi suất, theo nhận định của chuyên gia trên thị trường tiền tệ và ngoại hối Mỹ, ông Wayne Gordon. Ngân hàng UBS dự báo về 2 lần giảm lãi suất trong năm nay tuy nhiên thị trường đang dự báo về 3 lần.
Giavang.net