28 C
Hanoi
24/04/2024
Image default
Phân tích Tin mới nhất Vàng Vàng thế giới

Quý II: Vàng SJC ‘vượt giông bão’ vẫn tăng hơn 600 nghìn mỗi lượng

Thị trường vàng thế giới gặp khó khăn trong nửa cuối của tháng 6 khi quan điểm của Cục dự trữ Liên bang Mỹ trở nên diều hâu hơn, ám chỉ nâng lãi suất 2 lần trong năm 2023, thậm chí là có thể nâng lãi suất ngay trong năm tới.

Trong khi đó, giá vàng trong nước lại tương đối bình ổn và không tạo cơ hội cho nhà đầu tư ‘bắt đáy’.

Thị trường vàng thế giới: Thủng một loạt hỗ trợ mạnh, về đáy 2 tháng

Sau khi tăng gần 8% trong tháng 5, giá vàng không giữ được kịch bản tích cực mà lại đánh mất hoàn toàn thành quả đó, xác nhận tháng tồi tệ nhất nhiều năm qua.

Các yếu tố từng là hỗ trợ tốt cho vàng trong tháng 5 đều đã ‘trở mặt’, gây áp lực rất lớn đối với quý kim.

Tháng 6, USD tăng cực kì ấn tượng so với các đồng tiền chủ chốt khi quan điểm của Cục dự trữ Liên bang Mỹ là diều hâu hơn nhiều so với dự kiến. Sau cuộc họp FOMC ngày 15-16/6, các quan chức Fed đều thể hiện sự lạc quan vào đà hồi phục của thị trường lao động, chú ý tới nguy cơ lạm phát tăng nhanh khi nền kinh tế trở lại bình thường. Trong khi đó, châu Âu hay các quốc gia châu Á tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ do phải đối diện với làn sóng dịch bệnh, với biến thể siêu lây nhiễm Delta.

Đầu tháng, USD bị chi phối bởi số liệu kinh tế cho thấy bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 thấp hơn dự báo. Hôm thứ Sáu 4/6, Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết bảng lương phi nông nghiệp (NFP) đã tăng 559.000 trong tháng 6, kém hơn so với kỳ vọng của thị trường là 650.000. Số liệu của tháng 4 trước đó được điều chỉnh tăng lên 278.000 (đã được sửa đổi từ 266.000). Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,8% từ 6,1%.

Tuy nhiên, USD đã liên tục mạnh lên và nhanh chóng tiệm cận đỉnh gần 3 tháng sau khi nhiều quan chức Mỹ ủng hộ sớm nâng lãi suất.

Diễn biến đồng USD tháng 6. Nguồn Investing

Trong tháng 6, Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ không có biến động quá lớn như đồng USD. Thậm chí, Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ kì hạn 10 năm có xu hướng điều chỉnh giảm, kìm hãm đà giảm của vàng.

Diễn biến Lợi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ tháng 6. Nguồn Investing

Trong những ngày đầu tháng 6 này, xu hướng mua ròng vàng đã quay trở lại sau khi quỹ mua mạnh hơn 20 tấn vàng trong tháng 5. Tuy nhiên, khi cuộc họp chính sách tiền tệ của Fed diễn ra, với quan điểm không mấy ủng hộ vàng, quỹ đã liên tục xả vàng, đặc biệt là sau khi giá thủng vùng hỗ trợ tâm lí 1800$.

Tính từ chốt phiên 28/5, lượng vàng của quỹ là 1043,21 tấn tới chốt phiên 29/6, lượng vàng của quỹ là 1045,78 tấn thì quỹ đã mua ròng 2,57 tấn.

Diễn biến giá vàng cùng lượng vàng mua bán của SPDR.

Thêm vào đó, nhu cầu đầu tư vàng tại các thị trường chủ chốt như Ấn Độ, Trung Quốc lại không như kì vọng. Công ty phân tích blockchain Chainalysis cho biết các khoản đầu tư tiền điện tử ở Ấn Độ đã tăng từ khoảng 200 triệu USD lên 40 tỷ USD, báo cáo cho biết. Sự quan tâm đối với tiền ảo đang bùng nổ bất chấp lệnh cấm giao dịch tiền điện tử được đề xuất của Ấn Độ. Tuy nhiên, khối lượng này vẫn kém hơn mức 161 tỷ USD của Trung Quốc.

Dòng tiền của nhà đầu tư đang chảy vào chứng khoán. Với việc chứng khoán châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đều lập đỉnh kỉ lục, rất khó để vàng có thể thu hút vốn.

Tính từ mức giá mở phiên 1/6, giá vàng tại 1907,28$ hiện giá vàng ngày 30/6 đã giảm về 1758,29$ mất gần 150USD mỗi ounce – tương đương 7,81%. Tính theo hiệu suất tháng, vàng đang hoạt động tồi tệ nhất kể từ tháng 11/2016 – thời điểm kim loại quý này giảm hơn 8%. Vào tháng 6/2013, vàng đã giảm 11%.

Diễn biến giá vàng tháng 6. Nguồn Tradingview.

Vàng trong nước: Tháng 5 tăng chậm nên tháng 6 giảm rất cầm chừng

Trong tháng 5, khi giá vàng thế giới bứt phá, giá vàng SJC chỉ tăng có hơn 1,5 triệu đồng mỗi lượng. Bám vào diễn biến này, giá vàng trong nước lại có cơ sở để giảm ‘nhỏ giọt’ khi thị trường quốc tế lao dốc.

Cụ thể, xét với thương hiệu vàng Bảo Tín Minh Châu, giá vàng mở phiên 1/6 tại mức 56,71 – 57,35 triệu đồng mỗi lượng lượng (mua vào- bán ra) tới chốt phiên hôm nay 30/6 giá vàng ở mức 56,41 – 56,79 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Như vậy, trong tháng 6, vàng BTMC giảm 300 nghìn đồng mỗi lượng chiều mua và hạ 580 nghìn đồng mỗi lượng chiều bán. Trong quý II, giá vàng BTMC tăng 660 nghìn mỗi lượng chiều mua và cộng thêm 640 nghìn mỗi lượng chiều bán.

Xét với thương hiệu vàng SJC giá vàng mở phiên 1/6 tại mức 56,60– 57,42 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra) và tới chốt phiên 30/6 giá vàng ở mức 56,40 – 56,92 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Như vậy, trong tháng này, vàng SJC hạ 200 nghìn mỗi lượng chiều mua nhưng hạ 500 nghìn đồng mỗi lượng chiều bán. Diễn biến giá vàng SJC được thể hiện bằng biểu đồ sau:

Diễn biến giá vàng SJC 1 tháng qua. Nguồn tygia.vn
Diễn biến giá vàng SJC 3 tháng qua. Nguồn tygia.vn

Thị trường vàng tháng 6 tiếp tục bị chi phối bởi các vấn đề liên quan tới dịch bệnh và dòng vốn đầu tư tương tự như thị trường thế giới. Thêm vào đó, với sức hút của đà tăng trên thị trường chứng khoán, Vnindex vượt 1400 điểm, sức hút vào đầu tư vàng SJC giảm rất rõ rệt.

Tuy nhiên, không thể loại bỏ vai trò trú ẩn và đa dạng danh mục đầu tư vào vàng khi những lo ngại về lạm phát hiện hữu.

Giavang.net tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....