26 C
Hanoi
24/04/2024
Image default
Phân tích Phân tích - Chiến lược Phân tích Vàng Tin mới nhất

Góc PTKT: Đánh theo Pivot Point thì hôm nay 20/10 nên Bán hay mua vàng?

Pivot Point hay còn gọi là điểm xoay, là một mức giá mà tại đó các trader sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự xoay quanh nó, từ đó đưa ra phương án giao dịch theo Pivot Point. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường forex, hàng hóa và chứng khoán.

Ý tưởng về Pivot Point dựa trên sự biến động ổn định của thị trường khi không có những tin mạnh tác động. Do vậy nó cũng lấy các giá trị liên quan đến tính trung bình để làm căn cứ tính toán.

Cách tính điểm xoay Pivot Point

Pivot Point được tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa:

PP = (High + Low + Close)/3

Như bạn thấy ở hình trên, nó sẽ cho ra đường màu đỏ PP. Như vậy:

  • Nếu giá đóng cửa nằm giữa giá cao nhất và thấp nhất thì Pivot Point sẽ trùng với giá đóng cửa và nằm chính giữa cây nến (bao gồm cả phần thân nến và bóng nến).
  • Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần trên của cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần trên cây nến
  • Nếu giá đóng cửa nằm nghiêng về phần dưới cây nến thì Pivot Point cũng sẽ nằm nghiêng về phần dưới cây nến.

Cách xác định các mức hỗ trợ và kháng cự bằng Pivot Point

Người ta có thể đưa ra nhiều mức hỗ trợ và kháng cự dựa trên một điểm xoay Pivot Point. Ở đây tôi chỉ hướng dẫn chi tiết cho cách tính các mức hỗ trợ thứ nhất (S1) và kháng cự thứ nhất (R1).

Mức kháng cự thứ nhất R1 được xác định bằng cách, từ đường Pivot Point (PP) cộng thêm một khoảng cách từ chính đường PP đó đến giá thấp nhất (Low). Như bạn thấy trong hình, đó là chiều cao h1. Tức là: h1 = PP – Low

R1 = PP + (PP – Low) = PP + h1 = PP + h1′

Mức hỗ trợ thứ nhất S1 được xác định bằng cách, từ đường Pivot Point (PP) trừ đi một khoảng cách từ giá cao nhất (High) đến đường PP. Như bạn thấy trong hình, đó là chiều cao h2. Tức là: h2 = High – PP

S1 = PP – (High – PP) = PP – h2 = PP – h2′

LƯU Ý VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ BẰNG PIVOT POINT

Hiện nay trong nhiều tài liệu hướng dẫn giao dịch bằng Pivot Point đưa ra rất nhiều các mức hỗ trợ và kháng cự như S1, S2, S3…. rồi R1, R2, R3 …. Nhưng theo tôi bạn không cần quan tâm đến các mức đó và cũng không nên sử dụng các mức đó. Vì bản thân ý tưởng về cách giao dịch theo Pivot Point mang nặng tính cảm tính. Các mức hỗ trợ và kháng cự càng xa nó sẽ càng trở lên mơ hồ và thiếu chính xác hơn. Vì vậy bạn chỉ cần lấy các mức R1 và S1 để giao dịch sẽ hiệu quả hơn.

Cách giao dịch theo Pivot Point

Sau khi đọc phần trên thì bạn đã hiểu rõ Pivot Point là gì rồi chứ? Vâng giá trị cốt lõi của nó là để xác định các điểm hỗ trợ và kháng cự. Vậy thì sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự thì chắc bạn biết sẽ phải làm gì tiếp theo rồi chứ? Là giao dịch theo các mức hỗ trợ và kháng cự!

PHIÊN 20/10 – NÊN MUA HAY BÁN VÀNG?

Theo Pivot Poin, phiên 20/10 các chuyên gia ủng hộ lệnh bán vàng khi giá mở phiên Âu tại vùng $1901.

Các mức giá kĩ thuật đối với vàng phiên 20/10

Hỗ trợ: $1897,56; $1899,83; $1902,01

Kháng cự: $1906,46; $1908,73; $1910,91

Pivot Point: $1904,28

Giavang.net tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....