Vào ngày 15/7, OPEC dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong năm tới lên quanh mức cao chưa từng thấy trước cả đại dịch, khoảng 100 triệu thùng/ngày, dẫn đầu bởi tăng trưởng nhu cầu ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, chuyên gia phân tích Ricardo Evangelista của ActivTrades cho biết: “Ngày càng có nhiều lo ngại về sự tăng vọt số ca nhiễm Covid-19 ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, điều này có thể dẫn đến các yêu cầu phong tỏa mới và có thể làm giảm nhu cầu dầu”.
Chứng khoán Mỹ gặp áp lực, nhóm cổ phiếu năng lượng và dầu thô bị bán mạnh
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 299,17 điểm, tương đương 0,86%, xuống 34.687,85 điểm.
S&P 500 giảm 32,87 điểm, tương đương 0,75%, xuống 4.327,16 điểm.
Nasdaq giảm 115,9 điểm, tương đương 0,8%, xuống 14.427,24 điểm.
Trong phiên 16/7, cổ phiếu dầu khí rơi vào vùng điều chỉnh khi giá dầu giảm sâu từ đỉnh. Chứng chỉ quỹ ngành năng lượng Energy Select Sector SPDR Fund giảm hơn 2% riêng trong ngày cuối tuần và đang thấp hơn 14% so với đỉnh.
Nhóm công nghệ diễn biến tiêu cực với Apple giảm 1,4% sau khi lập đỉnh lịch sử hai ngày trước. Cổ phiếu Netflix sụt 2,3% trước khi công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 16/7 là 9,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 10,3 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.
Chốt tuần, S&P 500 giảm 1%, Dow Jones giảm 0,5%, Nasdaq giảm 1,9%. Đây là tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần của cả ba chỉ số.
Dầu thô hồi phục khá dè dặt
Chốt phiên giao dịch ngày 16/7, dầu thô Brent tăng 12 US cent tương đương 0,2% lên 73,59 USD/thùng.
Cùng chiều, dầu thô Tây Texas WTI tăng 16 US cent tương đương 0,2% lên 71,81 USD/thùng. Trong đầu phiên giao dịch, cả hai loại dầu đều giảm 1 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu Brent giảm gần 3% – tuần giảm thứ 3 liên tiếp – lần đầu tiên – kể từ tháng 4/2020. Giá dầu WTI giảm gần 4% – tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021.
Sản lượng dầu thô Mỹ trong 2 tuần qua tăng 300.000 thùng/ngày lên 11,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 9/7/2021. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm tới lên khoảng 100 triệu thùng/ngày – tương tự mức trước đại dịch, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Giavang.net tổng hợp